Tại sân bay Schwechat - Vienna, cảnh sát Áo đã bắt giữ một nhóm quân nhân Hoa Kỳ muốn mang vũ khí đến Ukraina.
Theo tờ "Kurier" của Áo, những người lính không có giấy cho phép mang theo súng trường M-16 và súng ngắn, bị phát hiện khi kiểm tra hành lý tại sân bay.
Theo tờ báo, vụ việc xảy ra cách đây vài ngày khi 9 quân nhân Mỹ được Lầu Năm Góc cử đi làm nhiệm vụ ở Ukraine đã bay từ Washington quá cảnh ở sân bay Áo.
Tờ "Kurier" dẫn lời đại diện Bộ Quốc phòng Áo Michael Bauer cho biết, do trong quá trình trung chuyển máy bay tại Vienna, số lính Mỹ này gặp vấn đề với việc liên hệ với chuyến bay, nên đã phải rời khỏi khu vực quá cảnh.
Khi kiểm soát tại sân bay, trong hành lý của những người lính Mỹ đã phát hiện thấy súng trường M-16 và súng ngắn nhưng không có giấy tờ xin phép quá cảnh hợp lệ.
Các cơ quan thực thi pháp luật Áo quan ngại số vũ khí được vận chuyển bất hợp pháp này. Vì vậy, ngay lập tức các quân nhân Mỹ bị bắt giữ và thẩm vấn.
Ngoài ra, cơ quan chức năng Áo đã thông báo cho đại sứ quán Mỹ cùng với Cơ quan Liên bang bảo vệ Hiến pháp và chống khủng bố Áo.
Theo luật pháp của Áo, trong một số trường hợp, Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao nước này có quyền cấp phép cho quân nhân nước ngoài mang vũ khí di chuyển qua nước mình khi tham gia các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc hay các cuộc tập trận được thông báo trước.
Tuy nhiên, ông Michael Bauer nhấn mạnh là số binh sĩ Mỹ này không hề có các giấy tờ được nước họ cấp phép nên không thể được quá cảnh ở Áo.
Ngay sau đó, Đại sứ quán Hoa Kỳ đã đệ trình "Đơn khẩn cấp” lên Bộ ngoại giao Áo nhưng bị từ chối do những cơ sở pháp lý nghiêm ngặt của luật pháp nước này.
Sau đó, các quân nhân Mỹ buộc phải quay lại Washington trên chuyến máy bay tiếp theo, cùng với số vũ khí của mình.
Được biết, Áo là quốc gia có quan điểm không ủng hộ Mỹ về vấn đề Ukraine.
ồi tháng 3 năm nay, cùng với 6 nước Italia, Hy Lạp, Cyprus, Tây Ban Nha, Hungary và Slovakia, nước này đã công khai phản đối và không tham gia lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu đối với Nga.
Ngoài ra, các đảng phái ở nước này cũng có quan điểm không hài lòng với cuộc sống dưới “mái nhà chung châu Âu” EU.
Cuối tháng 6, đầu tháng 7 vừa qua, một cuộc vận động lấy chữ ký ủng hộ việc Áo ra khỏi Liên minh châu Âu đã nổ ra ở nước này.
Cuộc vận động đã thu thập được 261.159 chữ ký của người dân nước này ủng hộ kiến nghị yêu cầu tổ chức trưng cầu dân ý về việc đưa quốc gia của mình ra khỏi Liên minh châu Âu.
Theo nhà lãnh đạo phong trào chính trị "Tổ quốc và môi trường", bà Inge Rauscher, số người như vậy là nhiều gấp đôi so với ngưỡng cần thiết để vấn đề được đưa ra xem xét tại Quốc hội Áo (cần có 100.000 chữ ký trong vòng 1 tuần, từ 24 tháng 6 đến 1 tháng 7).