Với Su-35, "lái buôn vũ khí" Nga có thể thắng đậm ở châu Á

Nhật Minh |

Theo Sputnik, trong danh sách khách hàng của Su-35 có tới 4 quốc gia ở châu Á, đó là Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam và Pakistan.

Hãng tin Sputnik cho hay, tiếp nối sự thành công của 2 mẫu máy bay chiến đấu lừng danh Su-27 và Su-30, tiêm kích đa nhiệm Su-35 Flanker đang dần trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Nga.

Một số nguồn tin nắm rõ các cuộc đàm phán xuất khẩu máy bay Su-35 cho biết, Nga đã nhận được đơn đặt hàng từ nhiều quốc gia ở Nam Mỹ, châu Á và dự kiến sẽ đạt được các thỏa thuận trong tương lai gần.

Su-35 là mẫu máy bay chiến đấu đa nhiệm siêu cơ động, 2 động cơ, 1 chỗ ngồi do Sukhoi thiết kế. Bộ Quốc phòng Nga đã đặt hàng 48 chiếc máy bay loại này, chúng sẽ được chuyển giao cho Không quân Nga trước cuối năm 2015.

Su-35 là chiến đấu cơ thế hệ 4 tích hợp công nghệ của máy bay thế hệ 5, giúp nó vượt trội so với các máy bay chiến đấu thế hệ 4 khác hiện nay.

Theo Sputnik, Su-35 còn là sự lựa chọn đáng tin cậy hơn so với các mẫu tiêm kích thế hệ 5 đang trong giai đoạn phát triển, như F-35 (Mỹ), J-20 (Trung Quốc) và PAK-FA (Nga).

Tới năm 2016, các tiêm kích PAK-FA mới được đưa vào sản xuất, sau khi hoàn tất giai đoạn thử nghiệm. Dự kiến, 55 chiếc sẽ được bàn giao cho Không quân Nga.

Do PAF-FA chưa sẵn sàng hoạt động nên hiện tại, Su-35 là mẫu chiến đấu cơ tiên tiến nhất của Không quân Nga.

Tại triển lãm hàng không Paris tổ chức vào tháng 6/2013, các phi công Nga đã có những màn trình diễn ấn tượng, thể hiện khả năng nhào lộn ngoạn mục của Su-35, trong đó có động tác thao diễn Pugachev Cobra.

Điều này đã giúp Su-35 lần đầu tiên thu hút sự chú ý của các khách hàng tiềm năng và công chúng thế giới.

A Sukhoi SU-35 jetfigther performs its demonstration flight during the 50th Paris Air Show at Le Bourget airport, north of Paris

Su-35 bay trình diễn tại triển lãm hàng không Paris lần thứ 50.

Trong bài viết trên trang mạng lenta.ru, phóng viên quốc phòng Ilya Kramnik cho biết, ngoài Trung Quốc, các khách hàng tiềm năng của Su-35 còn có Pakistan, Brazil, Việt Nam, Venezuela và Indonesia.

Kramnik dẫn thông tin từ báo cáo thường niên của Công ty nghiên cứu và chế tạo thiết bị liên lạc hàng không Polet (Flight, Nga) cho biết:

Công ty này đang sản xuất các hệ thống thông tin liên lạc hàng không gọi là C-107-1 lắp đặt trên tiêm kích Su-35 của Không quân Nga và loại xuất khẩu là C-108.

Ước tính đến năm 2020, Polet sẽ giao 96 bộ C-107-1 cho Không quân Nga, 24 bộ C-108 cho Trung Quốc, 60 bộ cho Việt Nam, Venezuela và Indonesia.

Màn trình diễn ấn tượng của Su-35 tại triển lãm hàng không Paris.

Su-30, "người tiền nhiệm" của Su-35 được đưa vào biên chế Không quân Nga năm 1996 và đã được xuất khẩu tới các nước Nam Mỹ, châu Á và châu Phi.

Các đơn đặt hàng Su-30 lớn nhất đến từ Trung Quốc (hiện vận hành hơn 100 chiếc) và Ấn Độ (với hơn 200 chiếc).

Không quân Ấn Độ đã tiết lộ khả năng được tăng cường của Su-30 trong đợt diễn tập năm 2004 với Mỹ. Các phi công Ấn Độ điều khiển Su-30 đã "qua mặt" các tiêm kích F-15 (Mỹ) và giành chiến thắng hơn 90% các cuộc không chiến giả định trong đợt diễn tập.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại