Việt Nam sản xuất "phiên bản Việt" của súng tiểu liên Mỹ?

Quyết Thắng |

(Soha.vn) - Song song với việc sử dụng và cải tiến tiểu liên M16 thu được trong kháng chiến chống Mỹ, ngành quân khí VN có thể đã cho ra đời "phiên bản Việt" của loại súng này.

“Lấy vũ khí địch đánh địch” là một phương châm xuyên suốt trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Vận dụng sáng tạo phương châm này, chúng ta đã cải tiến được nhiều vũ khí chiến lợi phẩm, biến chúng thành phương tiện phục vụ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ chủ quyền. Loạt bài NGHỆ THUẬT CẢI TIẾN VŨ KHÍ CHIẾN LỢI PHẨM CỦA VIỆT NAM sẽ giúp độc giả hiểu thêm về tài hoa và sáng tạo, mồ hôi và máu của những người thực hiện công việc này.

Sau chiến tranh Việt Nam, súng tiểu liên AR-15 và bản nâng cấp là M16 là loại chiến lợi phẩm mà Việt Nam thu được với số lượng lớn nhất.

M16 do hãng Colt cải tiến từ súng ArmaLite AR-15, là loại súng tác chiến bắn đạn 5,56×45mm NATO. Từ năm 1967, M16 là súng thông dụng của quân đội Mỹ và quân đội các nước thuộc khối NATO. Đây là loại súng có số lượng sản xuất cao nhất trong các loại súng tiểu liên cá nhân.

Đặc điểm của M16 là khá nhẹ (3–4 kg), các bộ phận làm bằng thép, hợp kim, nhôm và nhựa cứng (sợi thủy tinh hoặc polymer), sử dụng kỹ thuật giảm nhiệt bằng hơi, tác động lên cò bằng khí ép, đạn nạp từ băng tiếp đạn với cơ cấu khóa nòng xoay.

Có ba loạt khác nhau trong qua trình sản xuất súng M16. Loạt đầu tiên: M16 và M16A1, sử dụng trong thập niên 1960, bắn đạn M193/M196 (hoặc.223 Remington), có thể hoàn toàn tự động hay bán tự động. Hai mẫu XM16E1 và M16A1 đồng loạt được sử dụng ở chiến trường Việt Nam.

Loạt kế là M16A2 sử dụng trong thập niên 1980, bắn đạn M855/M856 (do Bỉ sáng chế cho trung liên FN Minimi), có khả năng bắn từng viên hay bắn từng loạt 3 viên. Loạt sau cùng là M16A4, súng trường tiêu chuẩn của Thủy quân lục chiến Mỹ trong chiến tranh Iraq. M16A4 và súng trường M4 Carbine dần được dùng thay thế M16A2 vốn đã hơi lỗi thời và kém tiện dụng. M16A4 và M4/M4A1 có quai xách tháo rời dùng để gắn kính ngắm, dụng cụ chấm mục tiêu bằng tia laser, kính nhìn ban đêm, đèn và súng phóng lựu.

 	Các phiên bản của M-16 (từ trên xuống M16A1, M16A2, M4 Carbine, M16A4)

Các phiên bản của M-16 (từ trên xuống M16A1, M16A2, M4 Carbine, M16A4)

"Phiên bản Việt" của M16

Trong chiến tranh Việt Nam, AK-47 và M16 đã không ngừng chạy đua giành vị trí số 1 của chủng loại súng tiểu liên tấn công. Mỗi loại có những điểm mạnh yếu khác nhau. Tuy M16 có tốc độ bắn nhanh hơn, tầm bắn xa hơn và độ chính xác cao hơn nhưng AK-47 lại phù hợp một cách hoàn hảo với lối đánh du kích của Việt Nam nhờ tính đơn giản, độ tin cậy cao trong mọi điều kiện khắc nghiệt và uy lực mạnh trong cự ly gần.

Trong chiến tranh Việt Nam, AR-15 cùng phiên bản cải tiến M16 đã trở thành vũ khí tiêu chuẩn trong trang bị của quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Bởi vậy, sau chiến tranh, có rất nhiều súng AR-15 và M16 đã được Quân đội nhân dân Việt Nam thu hồi với con số ước lượng lên đến hàng triệu khẩu. Số vũ khí này hiện được biên chế làm vũ khí tiêu chuẩn cho lực lượng dân quân tự vệ khu vực miền Nam Việt Nam.

Một nhược điểm có thể nhìn thấy bằng mắt thường là M-16 có nòng khá dài. Điều này làm giảm tính cơ động của nó, để khắc phục nhược điểm này, trong chiến tranh Việt Nam, một phiên bản cải tiến của M-16 là XM177E2 (có tên gọi ban đầu là Colt 629 Comando, thuộc họ CAR-15) đã được thiết kế riêng cho các lực lượng đặc nhiệm, biệt kích với 2 cải tiến chủ yếu là điều chỉnh độ dài và loa đầu nòng dài hơn, đảm nhiệm cả hai chức năng giảm giật và che lửa. Các thông số kỹ thuật của XM177E2 tương tự như M16, trừ chiều dài nòng được rút ngắn còn có 292mm so với 508mm của M16, súng cũng nhẹ hơn.

XM177E2 được đưa vào Việt Nam năm 1966 trong chương trình thử nghiệm vũ khí lục quân của Mỹ, đầu tiên nó được trang bị cho lính Mỹ thuộc Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) và một số đơn vị thuộc dạng đặc nhiệm của Quân đội VNCH. Sau khi chương trình thử nghiệm kết thúc, với tên gọi chính thức M177E2, loại súng này được trang bị rộng rãi cho Quân đội VNCH.

Sau năm 1975, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu được số lượng lớn loại này. Nhận thấy những ưu điểm của XM177E2, Việt Nam đã trang bị một số lượng nhất định cho các lực lượng đặc công, cảnh sát biển.

 	Nòng súng của M-16 dài khiến cho việc di chuyển tròn không gian hẹp gặp nhiều khó khăn

Nòng súng của M16 dài, khiến cho việc di chuyển trong không gian hẹp gặp nhiều khó khăn

 	Súng XM177E2 được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Súng XM177E2 được trang bị cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Song song với quá trình sử dụng, quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến hành nhiều đợt sữa chữa lớn. Trong quá trình sữa chữa, hiệu chỉnh súng cần phải chế tạo nhiều bộ phận thay thế. Chính quá trình chế tạo thay thế này đã giúp Việt Nam làm chủ được công nghệ chế tạo M16.

Đặc biệt, trong lễ diễu binh kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, một mẫu súng lạ với tên gọi M18 đã xuất hiện, gây được sự chú ý lớn cho giới phân tích quân sự. Trước đó, M18 đã được quan sát thấy lần đầu tiên trong dịp Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng thị sát hoạt động hợp luyện diễu binh.

 	Khối đặc công diều binh Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội với súng M-18

Khối đặc công diều binh Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội với súng M18

 	Một dây chuyền lắp ráp M-16 của Việt Nam

Một dây chuyền lắp ráp M16 của Việt Nam

Mặc dù chưa có thông tin chính thức nào khẳng định nguồn gốc đích xác của M18 nhưng dựa vào đặc điểm: nòng ngắn, báng có thể thay đổi độ dài và một số đặc điểm khác, M18 được nhận định là có nét giống với với XM177E2. Xét dưới nhiều góc độ, M18 có thể được coi là "phiên bản Việt" của M16.

Theo quan sát, M18 có kích thước nhỏ gọn, điều này phù hợp với các tình huống tác chiến trong không gian hẹp hoặc trong những nhiệm vụ đòi hỏi người lính phải linh hoạt đảm bảo bí mật khi tiếp cận mục tiêu, đáp ứng với nhiệm vụ của các lực lượng đặc nhiệm, cảnh sát biển.

Đặc biệt, ứng dụng công nghệ vật liệu mới (sử dụng nhiều hợp kim nhẹ, nhiều bộ phận làm từ nhựa tổng hợp), lại sử dụng cỡ đạn nhỏ nên M18 không tiêu tốn năng lượng của người lính khi di chuyển.

Có thể thấy trong tay những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, vũ khí xuất phát từ Nga hay Mỹ, Tây Âu.. đều được khai thác một cách hiệu quả. Minh chứng cho điều này là hàng loạt vũ khí chiến lợi phẩm sau năm 1975 mà Việt Nam thu được sau từ Mỹ và VNCH đều góp phần hết sức to lớn trong công cuộc bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đó chính là truyền thống “mưu trí, sáng tạo” của Quân đội ta.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại