Việt Nam làm chủ công nghệ phục hồi, sửa chữa máy bay

NHT, Ly Vy |

Cục kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân đã có nhiều sáng kiến phục vụ công tác bảo dưỡng, cải tiến, vận hành các loại vũ khí có trong biên chế và mới được trang bị.

Tại nhà máy A42, đơn vị chịu trách nhiệm duy tu bảo dưỡng các loại trực thăng có trong biên chế của Không quân Nhân dân Việt Nam, những chiếc trực thăng Mi-8, Mi-171 đã được phục hồi, đáp ứng đủ các tiêu chuẩn bay sau hàng chục năm bảo quản, niêm cất do hết tổng niên hạn sử dụng.

Việc bảo dưỡng, phục hồi thành công máy bay đã giúp giảm chi phí hàng trăm lần so với việc mua mới, điều này còn thể hiện năng lực làm chủ công nghệ sửa chữa trực thăng tiên tiến của nhà máy.

Máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923 (Nguồn ảnh: báo Quân đội Nhân dân).

Máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn 923. (Nguồn ảnh: báo Quân đội Nhân dân).

Những kỹ sư của nhà máy A31 đã tiếp nhận công nghệ mới, thực hiện thành công giai đoạn 2 dự án cải tiến tên lửa S-125M thành S-125-2TM. Quá trình bắn nghiệm thu cho thấy độ tin cậy của khí tài cải tiến được nâng cao, tăng khả năng chống nhiễu, đặc biệt là tăng số mục tiêu đồng thời bị tiêu diệt.

Với các loại máy bay chiến đấu hiện đại, hiện nay Cục kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân đã triển khai hiệu quả các dự án sửa chữa lớn máy bay Su-22M4 và Su-27, sửa chữa cục bộ Su-30MK2.

Những thành tựu trên một lần nữa cho thấy trình độ, khả năng của đội ngũ kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân đã đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu trong thời kỳ mới.

Xem video: Nâng cao năng lực làm chủ công tác kỹ thuật. (Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam).

Nâng cao năng lực làm chủ công tác kỹ thuật

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại