Vì sao tiêm kích T-50 được trang bị vũ khí tầm xa?

Tuấn Vũ |

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, việc Nga trang bị cho T-50 kho vũ khí tầm xa là để khắc phục nhược điểm tàng hình của dòng chiến đấu cơ này.

F-22 ăn đứt T-50 về khả năng tàng hình

Nhận định trên được đưa ra sau khi trang mạng Foxtrotalpha ngày 20/8 cho biết Tập đoàn máy bay thống nhất Nga (UAC, trong đó có hãng Sukhoi) có 1 đồ hoạ về các vũ khí tầm xa mà T-50 sẽ trang bị, gồm tên lửa không đối không, không đối đất, tên lửa diệt hạm, bom…

Hầu hết trong số đó đều là vũ khí có tầm bắn xa tối đa đến 400 km.

Vũ khí tầm xa đầu tiên của T-50 phải kể đến là tên lửa Izdelie 810 (phiên bản của R-37M) tiêu diệt mục tiêu giá trị cao hoặc máy bay cảnh báo sớm AWACS ở cách xa 400 km.

Bên cạnh đó là tên lửa hành trình Kh-35UE diệt hạm (bắn xa 260 km), tên lửa hành trình Kh-58UShKE diệt radar (bắn xa 245 km), tên lửa diệt hạm siêu âm BrahMos-NG (bắn xa 290 km)…

Ba loại tên lửa bắn xa nhất này đều nằm trong khoang vũ khí trong bụng của T-50.

Vi sao tiem kich T-50 duoc trang bi vu khi tam xa?

Kho vũ khí tầm xa tiêm kích T-50 được trang bị.

Việc tiêm kích tàng hình T-50 mang các tên lửa tầm xa để diệt máy bay cảnh báo sớm (AWACS) và cố hạn chế bị radar đối phương phát hiện là điểm khác biệt quan trọng của dòng máy bay này so với máy bay tàng hình của Mỹ và cả Trung Quốc.

Không như T-50, những chiến đấu cơ tàng hình của Mỹ như F-22, F-35 chỉ dùng tên lửa không đối không loại AIM-120 AMRAAM và cả AIM-120D có tầm bắn gần hơn máy bay Nga.

Ngoài ra, máy bay tàng hình Mỹ cũng không được trang bị tên lửa diệt radar hay tên lửa diệt hạm tầm xa như của T-50, nghĩa là máy bay Mỹ có thể bay đến gần mục tiêu mà không bị phát hiện hơn là máy bay tàng hình của Nga.

Điều này cũng có nghĩa là máy bay tàng hình của Nga phải phụ thuộc vào vũ khí tầm xa khi tấn công đối phương ở khoảng cách xa thay vì đến gần, do khả năng tàng hình của nó yếu kém hơn máy bay Mỹ.

Được biết, đây không phải là lần đầu tiên khả năng tàng hình của T-50 nhắc đến với thái độ nghi ngờ.

Ngay từ cuối năm 2013, Tạp chí Defense News đã có những phân tích cho rằng khả năng tàng hình của máy bay Nga chỉ bằng 1/2 so với F-22 dù máy bay Mỹ ra đời trước đó cả 20 năm.

Theo Defense News, khả năng tàng hình đối với radar là tính năng cơ bản cần có của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, T-50 chỉ đảm bảo được một phần tính năng này.

T-50 áp dụng công nghệ tàng hình plasma, đầu, khoang, cánh và ống nạp của máy bay đều đã áp dụng thiết kế hình dáng độc đáo, khoang vũ khí cũng áp dụng phương thức lắp đặt bên trong, giúp cho mặt cắt phản xạ của radar chỉ là 0,5 m2.

Tuy vậy, khả năng tàng hình của nó vẫn rõ ràng thua kém F-22. Cùng một bộ radar, khoảnh cách bộc lộ của T-50 gấp đôi F-22.

Vi sao tiem kich T-50 duoc trang bi vu khi tam xa?

Tiêm kích F-22 của Mỹ

Tàng hình không phải là tất cả

Dù không được đánh giá cao về công nghệ tàng hình tuy nhiên tiêm kích T-50 có nhiều tính năng khiến F-22 và cả F-35 của Mỹ phải thèm muốn.

Một là tính năng cơ động tốt. Nga có ưu thế hơn Mỹ trong nghiên cứu công nghệ đẩy véc-tơ, vì vậy, T-50 sẽ sử dụng động cơ có lực đẩy lớn của công nghệ kiểm soát lực đẩy véc-tơ, ống phun 3D có đặc tính hoạt động tốt.

Để nâng cao tính năng cơ động, thiết kế khí động học của T-50 đã thực hiện được 2 sáng tạo lớn: Đầu tiên là “cánh vịt nhất thể” (cánh phụ nhỏ phía trước, cánh mũi, canard). Theo đó vừa nâng cao được tác dụng kiểm soát lực nâng vừa không mất đi tính tàng hình.

Thứ hai là đuôi buông nghiêng, quay mọi hướng. Đuôi buông và đuôi bằng của T-50 đều rất nhỏ, cho thấy khả năng chuyển hướng lực đẩy của Nga đã đạt trình độ tương đối cao.

T-50 tiếp tục áp dụng bố cục nạp khí ở bụng, cộng với áp lực của cánh thấp hơn F-22, làm cho T-50, ở góc tấn lớn, có tính ổn định và khả năng điều khiển tương đối tốt, tính cơ động có thể trội hơn F-22.

Hai là, cự ly cất/hạ cánh ngắn, lượng tải đạn lớn. T-50 có thể cất/hạ cánh trong cự ly 400 m, cự ly của F-22 là 450 - 916 m.

Lượng tải đạn của T-50 lớn hơn F-22, tải trọng chiến đấu có thể lên tới 6 tấn, bên trong bố trí 3 khoang vũ khí, khoang tải đạn đã chiếm 1/3 toàn bộ máy bay, bên ngoài thân máy bay còn có thể mang theo vũ khí.

Nó có thể khởi động và phóng tên lửa trong trạng thái cao siêu âm, trong khi đó máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ lại cần giảm tốc độ rồi mới tiếp tục phóng tên lửa.

Ba là, giá thành tương đối thấp. T-50 tránh áp dụng diện kiểm soát quá nhiều gây phức tạp hơn cho kết cấu máy bay, số lượng linh kiện giảm mạnh, đã giảm rất nhiều trọng lượng cho máy bay.

T-50 đã từ bỏ tính năng tàng hình nhất định, chi phí bảo trì kỹ thuật tương đối thấp, đã giảm thấp chi phí chế tạo máy bay.

Dự kiến chi phí chế tạo hàng loạt T-50 trong tương lai khoảng 80 - 100 triệu USD, bằng 60% chi phí chế tạo F-22. Ngoài ra, T-50 cũng có điểm độc đáo trên thiết kế khoang điều khiển.

Thông qua trang bị hệ thống cấp dưỡng khí và ghế phóng kiểu mới, đã làm giảm sự tác động của trọng lực cao đối với phi công, có thể nâng lớn độ thoải mái, dễ chịu cho phi công, làm cho họ chuyên tâm vào thực hiện nhiệm vụ chiến thuật.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại