Vì sao Nga cho tiêm kích hạm diễn tập trên mặt đất?

Ngọc Hòa |

Hãng TASS cho biết, Hạm đội Biển Bắc vừa bất ngờ có buổi huấn luyện chiến đấu tại sân bay ven biển Severomorsk bằng tiêm kích hạm Su-33.

Nguồn tin trên dẫn lời phát ngôn viên Hạm đội Biển Bắc, Đại tá Vadim Serga cho biết, ngoài các tiêm kích Su-33 còn có cường kích Su-25 UTG tham gia cuộc tập trận kéo dài 18 ngày liên tục, bắt đầu từ đầu tháng 4.

Theo kịch bản của cuộc diễn tập, các chiến đấu cơ sẽ thực hiện các bài tập từ đơn giản đến phức tạp, ở các độ cao, tốc độ tác chiến khác nhau.

Đặc biệt, Su-33 sẽ thực hiện các bài diễn tập đánh chặn từ trên không, thực hành tấn công và phòng thủ ở tầm thấp và trung bình.

Tiêm kích Su-33 cất cánh tại sân bay ven biển Severomorsk.
Tiêm kích Su-33 cất cánh tại sân bay ven biển Severomorsk.

Việc Nga bất ngờ huy động tiêm kích hạm tham gia vào cuộc diễn tập tấn công trên mặt đất là hành động hiếm thấy của Nga.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên, hồi đầu năm 2014, Nga cũng có cuộc diễn tập tương tự.

Theo lý giải của tạp chí Jane’s, trước những căng thẳng giữa Nga và phương Tây hiện nay khiến nguy cơ xảy ra xung đột rất cao, vì vậy một hàng không mẫu hạm là quá ít đối với Nga và đây chính là nguyên nhân khiến Nga trưng dụng Su-33 vào cuộc diễn tập bất ngờ này.

Tiêm kích hạm Su-33 do Cục thiết kế Sukhoi nghiên cứu phát triển từ cuối những năm 1980 trang bị cho tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Hải quân Liên Xô (nay là Hải quân Nga).

Su-33 được phát triển dựa trên máy bay Su-27 với một số sự thay đổi trong thiết kế đáp ứng yêu cầu cho phép cất hạ cánh trên tàu sân bay.

Khung thân Su-33 chủ yếu giống hệt Su-27 nhưng bổ sung thêm cánh mũi nhỏ để rút ngắn quãng đường cất cánh và cải thiện khả năng cơ động.

Tuy nhiên, Su-33 không thể mang tối đa tải trọng vũ khí 8 tấn mà buộc phải mang 6,5 tấn trên 12 giá treo gồm: tối đa 6 tên lửa đối không tầm trung - xa R-27/R-77 và 4 tên lửa đối không tầm ngắn R-73; nó có thể tùy chọn mạng tên lửa chống hạm Kh-31A Krypton hoặc Kh-41 Moskit, bom.

Việc không mang tối đa vũ khí là do thiết kế boong phóng tàu Đô đốc Kuznetsov – dùng đường băng cất cánh kiểu nhảy cầu thay vì sử dụng máy phóng thủy lực.

Kiểu thiết này cung cấp nhiều lợi thế gồm: khi cất cánh nó sẽ không tạo ra áp lực cho khung máy bay và phi công; cho phép trọng lượng máy bay nhẹ hơn vì ít phải tăng cường cấu trúc khung.

Với kiểu boong phóng nhảy cầu, máy bay có thể có được toàn bộ lực đẩy có đốt sau sớm hơn, vì nó được ghìm lại bởi đế chặn chứ không phải bởi những chốt móc của máy phóng.

Su-33 trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31F cho tốc độ bay tối đa 2.300km/h ở trần bay 10.000m, tầm bay 3.000km, trần bay 17.000km.

Tiêm kích Su-33 cất cánh tại sân bay Severomorsk:

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại