Truyền thông thế giới "nể" trình độ sản xuất UAV Việt Nam

Không chỉ sau sự kiện máy bay không người lái (UAV) do Việt Nam sản xuất cất cánh thành công, thế giới mới biết tới trình độ của Việt Nam.

Trên thực tế việc nghiên cứu chế tạo UAV đã được Việt Nam tiến hành từ khá lâu và sự kiện ngày 3/5 vừa qua chỉ là kết quả tất yếu của quá trình đó, trang tin Australiadefence của Úc nhận định.

Theo phân tích của trang tin trên thì thông tin Việt Nam đã thử nghiệm thành công UAV tự sản xuất đã khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, nhưng điều này thực sự lại rất logic bởi Việt Nam đã có lộ trình được “phác thảo” đúng hướng.

Sau sự kiện thử nghiệm thành công UAV vào ngày 3/5 vừa qua, Việt Nam đã thực sự khiến truyền thông quốc tế ngỡ ngàng.

Tờ Huanqiu của TQ cũng có những nhận định hết sức khách quan về sự kiện này khi phân tích, UAV đang là một trong những công nghệ hàng không hiện đại hàng đầu. Không chỉ là một công cụ đắc lực cho hoạt động an ninh quốc phòng, nó còn phục vụ một cách hữu hiệu cho đời sống xã hội. Việc Việt Nam có được thành công này là chứng tỏ trình độ công nghệ đã có được những bước tiến.

Tờ báo này cũng nhấn mạnh rằng, TQ phải mất khá nhiều thời gian mới có thể tự chế tạo UAV cho riêng mình, dù đã có được những thành công nhất định, nhưng vào tháng 3/2013 vừa qua Bắc Kinh mới lần đầu giới thiệu loại máy bay trực thăng không người lái đầu tiên phục vụ cho công tác dân sự.

Trước đây dù đã tự sản xuất được vài loại UAV nhưng phần nhiều các sản phẩm này của TQ đều có hơi hướng thiết kế của các cường quốc trong khu vực.

“Thông tin Việt Nam thử nghiệm thành công nhiều mẫu UAV chỉ sau khi TQ tiến hành thử nghiệm UAV trực thăng quả khiến cho nhiều chuyên gia phải ngỡ ngàng…”, tờ Huanqiu nhấn mạnh.

Truyền thông quốc tế cũng tin rằng, thành tựu vừa qua của Việt Nam thực ra đã có tiền đề từ trước, tuy nhiên với mục đích phục vụ yêu cầu dân sự thì rõ ràng những chiếc UAV này là đầu tiên, tờ japandefence phân tích.

Các nhà lãnh đạo Việt Nam đã rất quan tâm tới công nghệ UAV. Chính vì thế theo giới truyền thông quốc tế, vào năm 2006, Viện Kỹ thuật Phòng không - Không quân đã cho thử nghiệm hai chiếc UAV, mang tên M400-CT, do chính viện thiết kế và chế tạo.

Nhưng do vấn đề thiếu thiết bị để tự tạo bộ điều khiển cũng như các thiết bị cơ khí khác dành riêng cho ngành hàng không, quá trình lắp ráp chiếc M400-CT gặp rất nhiều khó khăn.

Đó còn chưa kể tới thông tin Việt Nam đã đạt được thỏa thuận trị giá cả chục triệu đô với Nga liên quan tới việc nước này sẽ cung cấp công nghệ liên quan tới việc sản xuất UAV 200 của Irkut (Nga), trang tin unmanned.co.uk phân tích.

Việt Nam luôn giành sự quan tâm nhất định tới công nghệ chế tạo UAV nói riêng và trình độ công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới nói chung.

Trang tin này cũng cho biết Irkut-200 là máy bay trinh sát không người lái thu thập thông tin từ TV / IR / radar hình ảnh ở chế độ thời gian thực, hình ảnh thu được từ các cảm biến, và xác định tọa độ của mục tiêu mặt đất được chỉ định bởi trung tâm điều khiển.

Những ưu điểm của tổ hợp máy bay không người lái là: khả năng tự động hóa các hoạt động của máy bay rất cao, không đòi hỏi những trang thiết bị hàng không đặc chủng, đồng thời giá thành khai thác sử dụng và bảo trì hệ thống để phục vụ lâu dài rất rẻ..

Mặc dù được chế tạo nhằm mục đích dân sự, nhưng theo đại diện nhóm nghiên cứu ông Phạm Ngọc Lãng cho biết sẽ có nhiều cải tiến đối với những chiếc UAV này, và không loại trừ khả năng các UAV này sẽ được trang bị thêm thiết bị quan sát phục vụ nhiệm vụ quốc phòng…”, tờ cni của TQ phân tích.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại