Truyền thông Mỹ tâng quân đội Nga, chê “gà nhà”… tuổi mẫu giáo

Toàn Thắng |

Một chuyên viên của Viện nghiên cứu thuộc Heritage Foundation vừa chê bai mức độ sức mạnh quân sự của Mỹ không phải là tồi đối với... tuổi mẫu giáo.

Chuyên viên Mỹ chê bai sức mạnh quân sự Mỹ

Trong một bài viết của mình, chuyên gia về an ninh quốc gia và chính sách quốc tế của Viện nghiên cứu thuộc Heritage Foundation (tạm dịch: Quỹ "Di sản") James Carafano cho biết, cấp độ sức mạnh quân sự của Mỹ hiện được đánh giá rất thấp so với trước đây.

Vị chuyên viên Mỹ chỉ trích mạnh mẽ thực trạng lực lượng vũ trang Mỹ khi nhận định rằng, mức xếp hạng được trình bày trong báo cáo "Chỉ số sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ năm 2016" được coi là không đáng kể. Nó chỉ được đánh giá là “không tồi đối với… trẻ em ở trường mẫu giáo”.

Ông Carafano ví von rằng, trẻ em mẫu giáo còn có một số năm nữa trước khi nộp đơn vào Harvard, nhưng đó không phải là thành tích mà “Tổng tham mưu trưởng kiêm Tổng thống Barack Obama” của nước Mỹ đáng được biểu dương sau bảy năm quản lí các lực lượng vũ trang Mỹ.

Tuyên bố của ông Carafano được đưa ra trong báo cáo "Chỉ số sức mạnh quân sự Hoa Kỳ" mới nhất của Heritage Foundation.

Theo đó, mức độ sức mạnh quân sự hiện tại của nước này được ước tính là không đáng kể và thậm chí có thể tồi tệ hơn, với xu hướng suy yếu thêm.

Chuyên gia Mỹ nghi ngờ sức mạnh quân sự của quân đội nước mình
Chuyên gia Mỹ nghi ngờ sức mạnh quân sự của quân đội nước mình

Các chuyên gia của Quỹ đã đánh giá Quân đội Hoa Kỳ là yếu. Trong đó, tổng tiềm năng của Hải quân Hoa Kỳ đã giảm từ "mạnh" (theo báo cáo năm ngoái) xuống thành "không đáng kể". Sức mạnh của Không quân Mỹ cũng được đánh giá ở mức độ tương đương.

Trong bài báo được công bố trên trang web của Heritage Foundation, ông Carafano nhấn mạnh rằng, báo cáo của quỹ chứng tỏ khả năng quân sự của Mỹ hiện nay “không tương ứng với mục tiêu chiến đấu”.

Điều này có thể tồi tệ thêm trong bối cảnh Mỹ sẽ phải cắt giảm chi tiêu quân sự.

Tuy nhiên, nhà phân tích không phải là người duy nhất phản ứng tiêu cực với sức mạnh quân sự của Mỹ, thể hiện trong báo cáo được công bố bởi Heritage Foundation. Ngoài ông ra, còn có cả những quan chức quốc phòng và chính khách Mỹ cũng có nhận định tương tự.

Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain cũng từng nhấn mạnh đến "khả năng quân sự và sẵn sàng chiến đấu đã bị tê liệt của Hoa Kỳ", trong bối cảnh mà theo ông, Hoa Kỳ đang phải đối mặt với những vấn đề phức tạp chưa từng phải đối phó, kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ II.

Chuyên gia kỹ thuật Nga lắp tên lửa không đối đất Kh-25ML lên máy bay chiến đấu
Chuyên gia kỹ thuật Nga lắp tên lửa không đối đất Kh-25ML lên máy bay chiến đấu

Trong một bài xã luận tiếp theo, tờ nhật báo “Thương mại Quốc tế hàng ngày” của Mỹ (International Business Daily) lưu ý rằng báo cáo của Heritage Foundation về khả năng quân sự suy yếu của Hoa Kỳ “không chỉ gây nên mối lo ngại, mà là nỗi khiếp sợ” đối với người Mỹ.

Báo chí Hoa Kỳ “tâng bốc” sức mạnh quân sự Nga

“Nga đuổi kịp Mỹ về tiềm năng quân sự” - đây là nội dung chính và được nhắc đi, nhắc lại trong một bài viết trên tạp chí “Nhà tư tưởng Mỹ” (American Thinker).

Tạp chí Mỹ cho rằng, bất chấp nhận định của Tổng thống Mỹ Barack Obama về chiến lược chống “Nhà nước Hồi giáo” IS của người đồng cấp Nga Vladimir Putin tại Syria là không hiệu quả, những gì diễn ra trong thực tế đã cho thấy, sức mạnh của quân đội Nga đã được nâng lên “một tầm cao mới”.

Bài viết cho biết, hiệu quả của chiến dịch không kích IS của các chiến đấu cơ thuộc Nhóm hàng không-vũ trụ Nga, với nhiều loại vũ khí tối tân, cùng với khả năng trinh sát mục tiêu chính xác cao ở Syria, đã trở thành cuộc trình bày "ngoạn mục hệ thống vũ khí mới" của Moscow.

Sau 1 tháng không kích các mục tiêu trên mặt đất của tổ chức khủng bố “Nhà nước Hồi giáo” IS của các chiến đấu cơ Su-24, Su-25 và Su-34 mà Mỹ vẫn thường dè bỉu là “cổ lỗ sĩ”, các nhà phân tích quân sự Hoa Kỳ đã buộc phải thừa nhận rằng cuộc không kích của người Nga vào Syria là hiệu quả.

Ban đầu, Không quân Mỹ ngạo mạn tuyên bố rằng, máy bay quân sự của Nga không thể xuất kích tấn công 20 phi vụ mỗi ngày.

Đáp lại, Bộ Quốc phòng tuyên bố rằng một ngày Nga thực hiện 88 phi vụ và tiêu diệt 86 mục tiêu, có ngày lên tới 96 phi vụ không kích.

Nga cũng gây sốc với việc sử dụng tên lửa hành trình "Calibr-NK", với đầy đủ 4 biến thể phóng từ mặt đất, trên tàu nổi, dưới tàu ngầm và từ các máy bay ném bom, với tầm phóng 2500km (có tài liệu lên tới 4000km), mà tác giả cho rằng, hiện quân đội Mỹ không hề có loại vũ khí tương tự.

Tàu chiến “tí hon” Nga phóng tên lửa hành trình Calibr-NK sang Syria khiến phương Tây chấn động
Tàu chiến “tí hon” Nga phóng tên lửa hành trình Calibr-NK sang Syria khiến phương Tây chấn động

Hơn nữa, cuộc tấn công bằng 26 quả tên lửa hành trình xa hàng ngàn km qua 1 vùng biển lãnh thổ Iran, Iraq của các tàu chiến “tí hon” trên biển Caspian, mà lá chắn tên lửa Mỹ không hề phát hiện được đã nhắc nhở rằng, Nga có thể gây ra thiệt hại đáng kể cho Mỹ và các đồng minh của mình.

Theo tờ báo này, mục đích của việc sử dụng tên lửa "Caliber-NK" là minh chứng cho thấy, khả năng chiến đấu của Nga không hề kém Mỹ. Những tên lửa có cả phiên bản chống hạm này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cán cân lực lượng hải quân, trở thành một mối đe dọa lớn hơn cho tàu sân bay Mỹ.

Sự xuất hiện của các hệ thống như vậy, được cho là kết quả của cuộc cải cách quân đội Nga, sau những nhược điểm chết người bộc lộ qua cuộc “chiến tranh 5 ngày” với Gruzia năm 2008.

Để có được điều này, Điện Kremlin đã chi ra những khoản đầu tư rất lớn, khiến trong 15 năm qua, ngân sách quân sự của Nga đã tăng gấp 20 lần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại