Trung Quốc khẳng định J-15 mạnh hơn F/A-18

Đô đốc Yin Zhuo của Hải quân Trung Quốc cho rằng, tiêm kích hạm J-15 tốt hơn rất nhiều so với những chiếc tiêm kích F/A-18 trên tàu sân bay Mỹ.

Để chứng minh cho khẳng định của mình, Đô đốc Yin Zhuo cho rằng, tiêm kích hạm J-15 tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến từ mẫu Su-33 với đặc điểm của tiêm kích hạm như cánh mũi, cánh chính gấp gọn và bộ phận móc cáp hãm đà trên tàu sân bay.
Khung gầm máy bay có độ bền cao, bánh đáp trước phù hợp cho việc sử dụng máy phóng thủy lực tương tự tiêm kích hạm Hải quân Mỹ. Máy phóng có thể sẽ xuất hiện trên tàu sân bay nội địa tương lai của Hải quân Trung Quốc.
Ông cho biết, J-15 là tiêm kích hạm thế hệ thứ nhất của Trung Quốc với khả năng “xuất sắc” trong tấn công và phòng thủ, có khả năng cơ động tuyệt vời và mạnh mẽ để tấn công các mục tiêu trên đất liền và trên biển. Nó có tìm và tiêu diệt các mục tiêu di động cỡ lớn trên biển.
Về trang bị vũ khí, J-15 lắp một pháo cao tốc 30mm và có thể mang tên lửa hành trình chống tàu siêu thanh loại YJ-83 hay YJ-62, tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8/9, tên lửa đối không dẫn bằng radar chủ động PL-12 và bom lượn tinh khôn Thunder Stone.
Theo ông Yin Zhuo, kể từ khi J-15 được phát triển, trang bị điện tử của nó có thể là vượt trội hơn với J-11 và chắc chắn là cao hơn nhiều so với Su-33 – nguyên mẫu của J-15.
Rất có khả năng trang bị điện tử của J-15 đáp ứng được tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ thứ 5, và đạt tới cấp độ cao hơn của F/A-18 của Mỹ, Đô đốc Yin Zhuo nhận định.
Trong khi đó theo phân tích vừa được Lenta đăng tải cho thấy, nhận định của Đô đốc Yin Zhuo mang nhiều ảo tưởng hơn thực tế. Theo đó, mặc dù J-15 có khả năng cơ động cao, nhưng F/A-18 với thiết bị điện tử tiên tiến, đặc biệt là phiên bản nâng cấp của nó EA-18G thậm chí đã từng được ghi nhận là “bắn hạ” F-22 trong huấn luyện.
Tuy máy bay J-15 của Trung Quốc đã được cải tiến thiết bị điện tử, nhưng xét đến khoảng cách mức độ tổng thể thiết bị điện tử của hai nước, thì F/A-18 vẫn chiếm ưu thế trong không chiến với khả năng không chiến ngoài tầm nhìn và tác chiến điện từ.
Về khả năng tấn công đối không và đối đất, tính năng của hệ thống hỏa lực và hệ thống chuẩn trực trên F/A-18 rất tuyệt vời, nó có tải trọng lớn và có thể mang nhiều loại vũ khí. Trong khi J-15 của Trung Quốc hiện vẫn chưa được sản xuất loạt, vũ khí trang bị cũng rất hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát hỏa lực và hệ thống chuẩn trực của nó cũng kém hơn F/A-18.
Mặt khác, khả năng tác chiến của máy bay F/A-18 cũng có được nhiều kinh nghiệm thực chiến trong chiến tranh như chiến tranh vùng Vịnh và một số cuộc chiến khác, trong khi J-15 rõ ràng là còn thiếu điều này.
Ngoài ra, về phương diện tàu sân bay, tàu Liêu Ninh của Trung Quốc sử dụng phương thức nhảy cầu, điều này đã hạn chế khả năng mang vác và phạm vi bay của J-15. Trong khi tàu sân bay của Hải quân Mỹ sử dụng máy phóng phản lực, có thể giúp máy bay F/A-18 mang đủ nhiên liệu và đạn dược khi cất cánh, để nó có thể phát huy khả năng tác chiến toàn bộ.
Dù được coi là dòng tiêm kích chủ lực hiện này của cả Hải quân Mỹ và Trung Quốc, tuy nhiên giới chuyên gia quốc phòng đã tỏ ra nghi ngờ về khả năng thực sự của chúng khi chỉ trong thời gian ngắn vừa qua, cả F/A-18 và J-15 đều gặp nạn thảm khốc.
Mới đây nhất vào ngày 12/9, hai máy bay F/A-18 đã bị rơi ở phía Tây Thái Bình Dương. Theo thông báo của Hạm đội 7 thuộc Hải quân Mỹ, vụ việc xảy ra lúc 17h40 theo giờ địa phương. Hai chiếc F/A-18 bất ngờ đấu đầu và rơi khi vừa cất cánh từ tàu sân bay USS Carl Vinson.

Trong khi đó đầu tháng 9/2014, hai phi công Trung Quốc đã tử nạn trong lúc thử nghiệm tiêm kích J-15. Trước vụ tai nạn lần này, J-15 cũng đã gặp hàng loạt lỗi kỹ thuật nghiêm trọng khi bay huấn luyện trên mặt đất trong giai đoạn từ tháng 6/2011-11/2012 khiến Trung Quốc "mất mặt".

F/A-18 Super Hornet

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại