Theo India Defence, nghiên cứu này bước đầu khiến Hải quân Ấn Độ đạt được một bước tiến lớn trong công nghệ chế tạo tàu ngầm. Nhờ khả năng mới này, các tàu ngầm có thể ở dưới nước liên tục từ 15 đến 20 ngày trước khi trồi lên mặt nước để lấy lại oxi, từ đó tăng cường khả năng tàng hình của các tàu ngầm.
Avinash Chander, cố vấn khoa học và người đứng đầu DRDO cho hay: ''Các tàu ngầm thông thường sẽ phải ngoi lên mặt nước 24 giờ/lần đề bổ sung thêm ôxi. Chúng tôi đã hợp tác với Pháp, phát triển ra một hệ thống hiện đại, mà nhờ đó mỗi tàu ngầm có thể ở dưới nước từ 15 đến 20 ngày”.
“Các nhà khoa học DRDO đã phát triển ra hệ thống Thúc đẩy không khí độc lập (AIP), nhằm tăng thời gian lặn dưới nước cho các tàu ngầm diesel-điện thông thường. Dựa vào một tế bào năng lượng, hệ thống này sẽ biến các chất gần giống với methanol thành hydro, nhờ đó tạo ra năng lượng”, vị đại diện của DRDO cho biết thêm.
“Hiện hệ thống trên đã được trang bị trên 6 tàu ngầm Scorpene, đậu tại xưởng Mazagaon ở Mumbai với chiếc đầu tiên được cho là sẽ đi vào phục vụ trong một vài năm tới. Hệ thống AIP cũng có thể được sử dụng trên các tàu ngầm loại khác”, một quan chức DRDO cho hay.
Nếu nghiên cứu này áp dụng thành công trên các tàu ngầm Hải quân Ấn Độ đang phát triển thì đây được xem là thành tựu lớn nhất của Hải quân Ấn Độ, đặc biệt là hạm đội tàu ngầm - lực lượng vốn bị nước ngoài đánh giá thấp dù có số lượng khá đông đảo.
Để lấy lại thể diện cho hạm đội tàu ngầm, Ấn Độ đã công bố bản kế hoạch cực khủng. Theo kế hoạch được Tư lệnh hạm đội phía đông của Ấn Độ Độ, ông Anil Chopra tiết lộ hồi cuối năm 2013, Ấn Độ đang lên kế hoạch đóng 46 tàu ngầm trong nước, các tàu này sẽ được đóng trong các giai đoạn khác nhau. Trong ảnh: Tàu ngầm Scorpene.
Tuy nhiên, ngay sau khi Ấn Độ công bố bản kế hoạch này, tờ Hoàn Cầu đã có bài viết hoài nghi bản kế hoạch hiện đại hóa của Hải quân Ấn Độ và nghi ngờ năng lực tác chiến của tàu ngầm nước này. Trong ảnh: Tàu ngầm Scorpene.
Theo bài viết, Hải quân Ấn Độ còn có 13 tàu ngầm động cơ diesel đã đến tuổi nghỉ hưu, trong đó có 11 chiếc đã hoạt động trên 20 năm. Hơn nữa, toàn bộ những tàu ngầm này đều đang ở trong giai đoạn sửa chữa để có thể kéo dài thời hạn hoạt động. Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo của Ấn Độ.
Bài báo cho rằng, hiện nay, tàu ngầm hạt nhân Chakra-2 là tàu ngầm duy nhất có thể đem lại thể diện cho Hải quân Ấn Độ, nhưng đây lại là tàu ngầm thuê của Nga (trong 10 năm). Ngoài ra, mặc dù có 6 tàu ngầm lớp Scorpene đang được nhà máy đóng tàu Mazgaon, Mumbai phụ trách sản xuất, nhưng chiếc tàu ngầm đầu tiên dự kiến cũng phải đến sau năm 2016-2017 mới có thể bàn giao sử dụng. Trong ảnh: Tàu ngầm Scorpene.
Theo bài báo, so với hiện trạng của Hải quân Ấn Độ, đối thủ Pakistan sở hữu nhiều tàu ngầm tiên tiến hơn. Hiện nay, Pakistan có 5 tàu ngầm thông thường mới, đồng thời cũng đang cân nhắc mua sắm 6 tàu ngầm mới từ đối tác thân cận Trung Quốc. Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc đã trang bị 47 tàu ngầm động cơ diesel và 8 tàu ngầm hạt nhân. Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo của Ấn Độ.
Hoàn Cầu cho rằng, lực lượng tàu ngầm của Hải quân Pakistan là lực lượng đầu tiên sử dụng hệ thống đẩy không lệ thuộc vào không khí (AIP) ở khu vực Ấn Độ Dương. Từ những phân tích trên, Hoàn Cầu kết luận lực lượng tàu ngầm của Ấn Độ đã bị Pakistan đẩy về phía sau chứ chưa nói đến lực lượng tàu ngầm của Trung Quốc. Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo của Ấn Độ.
Đây có thể là nguyên nhân khiến Trung Quốc đang tăng cường độ hoạt động trên Ấn Độ Dương trong thời gian qua bằng cả tàu ngầm và tàu lặn - nơi vốn được coi là sân nhà của Ấn Độ. Giao Long - tàu lặn biển sâu có người lái đầu tiên của Trung Quốc, đã thực hiện chuyến lặn đầu tiên ở khu vực tây nam Ấn Độ Dương vào hồi cuối tháng 11/2014, trang tin Want China Times (Đài Loan) đưa tin. Trong ảnh: Tàu ngầm Kilo của Ấn Độ.
Giao Long sẽ lặn đến độ sâu khoảng từ 2.700 m đến 3.000 m dưới mặt nước tại các vùng nước nóng ở tây nam Ấn Độ Dương. “Nếu mọi chuyện ổn và còn thời gian, chúng tôi sẽ thực hiện một số cuộc khảo sát khoa học”, ông Fu Wentao, một trong những thủy thủ điều khiển tàu Giao Long cho hay.
“Các nhà khoa học muốn lấy một số mẫu đá, mẫu sinh vật tại các vùng nước nóng (ở Ấn Độ Dương). Nếu may mắn tìm ra một luồng nước nóng, chúng tôi sẽ cố lấy mẫu và tiến hành đo đạc nhiệt độ”, theo ông Fu. Dù Trung Quốc công bố đây chỉ là hoạt động khoa học đơn thuần, tuy nhiên hành động này đã khiến cho quan hệ Trung - Ấn trở nên căng thẳng hơn.