Trung Quốc đã sở hữu hàng chục “cặp song sát” H-6K/CJ-10

Nhật Nam |

Theo tin của trang mạng Đông Phương ngày 26-3, Trung Quốc đã biên chế được hơn 10 chiếc máy bay ném bom phiên bản nâng cấp mạnh nhất là H-6K.

Trung Quốc đã hoàn thành nâng cấp hơn 10 chiếc H-6K

Trang mạng Đông Phương của Trung Quốc cho biết, gần đây cư dân mạng Trung Quốc đã đăng tải hình ảnh hàng loạt máy bay bom thế hệ mới nhất của nước này là H-6K xếp hàng như “những con rồng” tại một sân bay quân sự bí mật.

Trước đây, mặc dù Trung Quốc vẫn xếp máy bay ném bom H-6 vào loại máy bay ném bom chiến lược nhưng với tầm bay ngắn, khối lượng bom đạn thấp, lại không có tên lửa hành trình tấn công mặt đất đã khiến H-6K được mệnh danh là “con hổ giấy”.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, khi H-6K được trang bị hàng loạt sẽ khiến cho không quân Trung Quốc lần đầu tiên sở hữu năng lực tấn công chiến lược.

Về bản chất, H-6K là loại máy bay ném bom tầm trung, 2 động cơ turbine phản lực do Tập đoàn công nghiệp hàng không Tây An Trung Quốc nghiên cứu chế tạo từ nguyên mẫu là chiếc máy bay ném bom cổ lỗ sĩ Tupolev Tu-16 (NATO định danh là Badger) của Liên Xô.

Lực lượng không quân và không quân hải quân Trung Quốc chỉ có duy nhất loại máy bay ném bom này, bắt đầu sản xuất vào năm 1968.

Hiện Trung Quốc có tổng số 120 máy bay thuộc thế hệ H-6 (bao gồm cả máy bay tiếp dầu H-6Y và 1 vài phiên bản của nó là H-6D, H-6H, H-6K, H-6M).

Hơn nữa, loại máy bay này cơ bản là đã cũ, tầm bay ngắn, tính năng hạn chế, không đáp ứng được với yêu cầu tác chiến chiến lược trong chiến tranh tương lai.

Vì vậy, Trung Quốc đã nỗ lực nâng cấp một số lượng nhỏ sản xuất giai đoạn sau lên 2 phiên bản hiện đại hơn là H-6M và H-6K để kéo dài thời hạn phục vụ đến năm 2030 (60 năm).

Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc đã được nâng cấp rất mạnh

Máy bay ném bom H-6K của Trung Quốc đã được nâng cấp rất mạnh

Được biết, phiên bản mới nhất và mạnh mẽ nhất của dòng H-6 sẽ có những đột phá lớn về tính năng và hệ thống vũ khí.

Khoang hoa tiêu ở đầu mũi H-6 - một tiêu chí đặc trưng nhận biết của loại máy bay này sẽ bị gỡ bỏ và thay thế bằng radar thế hệ mới và khoang ngắn chuẩn kiểu quang-điện mới nhất, khiến H-6K có ngoại hình tương đối khác so với các phiên bản cũ.

Tiết diện cửa vào cửa hút khí của máy bay được điều chỉnh, rộng hơn cho phép lưu lượng cửa vào của động cơ tăng lên, lực đẩy đoạn ngắn tăng rõ rệt.

Động cơ mới D-30KP-2 của Nga cũng khiến hệ thống động lực của H-6K mạnh mẽ hơn, nâng cao phạm vi hành trình của nó từ gần 2000 km lên hơn 3000 km và trọng lượng bom đạn cũng được tăng lên.

Sức mạnh của “cặp song sát” H-6K và CJ-10

Nét chủ đạo trong sức mạnh tác chiến của H-6K là nó được trang bị tên lửa hành trình tầm xa Trường Kiếm-10 (CJ-10).

Đây là phiên bản phóng từ trên không của loại tên lửa hành trình phóng từ mặt đất CJ-10 và phiên bản phóng từ khu trục hạm là Đông Hải-10 (DH-10) được Trung Quốc ra mắt năm 2012,

Các giá treo vũ khí hai bên cánh H-6K có thể mang theo tới 6 quả, khoang đạn trong thân của nó cũng có thể mang thêm được 1 quả tên lửa hành trình CJ-10.

Loại tên lửa này có tầm phóng khoảng 2000 km với phương thức dẫn đường bằng vệ tinh, kết hợp với quán tính, có độ sai số mục tiêu khoảng 10 m.

Bức ảnh chụp hàng chục chiếc H-6K tại một sân bay bí mật

Bức ảnh chụp hàng chục chiếc H-6K tại một sân bay bí mật

Loại tên lửa này có tầm phóng khoảng 2000 km với phương thức dẫn đường bằng vệ tinh, kết hợp với quán tính, có độ sai số mục tiêu khoảng 10 m.

Nếu không mang theo tên lửa hành trình, H-6K có thể mang theo 20 quả bom điều khiển bằng vệ tinh hoặc laser loại 500 kg, có khả năng tấn công chính xác.

Với khả năng này, H-6K đã vượt qua một số loại máy bay tiêm kích bom chiến thuật của châu Âu, có khả năng chuyên chở 10 tấn vũ khí nhưng không mang được tên lửa hành trình tầm xa.

Cùng với tầm bay được mở rộng, loại tên lửa này sẽ giúp không quân Trung Quốc có khả năng tác chiến bao trùm cả biển Đông và biển Hoa Đông.

Với việc có thể mang theo tên lửa hành trình CJ-10, cự ly tấn công các mục tiêu chiến lược của H-6K đã đạt đến 5.000 km.

Tuy chưa thể tấn công tới khu vực bờ biển nước Mỹ nhưng nó đã thể hiện một bước tiến rõ rệt về phạm vi hoạt động, biến H-6K thành một đối thủ mà Mỹ không thể xem nhẹ.

Những chiếc H-6K mang theo CJ-10 không chỉ có khả năng đưa toàn bộ khu vực gồm đảo Đài Loan và các đảo ở tây nam Nhật Bản - thuộc phạm vi chuỗi đảo thứ nhất vào tầm ngắm mà nó còn tấn công tới tận các đảo Guam ở chuỗi đảo thứ hai, cùng với cả Hawaii.

Trước đây, các chuyên gia Mỹ cho rằng, 2 vũ khí được cho là có khả năng uy đe dọa Mỹ là hàng không mẫu hạm và tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21.

Hai loại vũ khí trên, một thì chưa hình thành khả tác chiến (Liêu Ninh), một thì mới nghe đồn thổi chứ chưa ai biết tính năng của nó ra sao (DF-21). Thế nhưng, hiện nay người Mỹ đã bắt đầu phải lo lắng về H-6K.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại