Trận pháo kích rung chuyển đảo Yeonpyeong Hàn Quốc

Lieut. Sergeyvich - Северного флота России |

(Soha.vn) - Ngày 23-11-2010, Lực lượng pháo binh Bắc Triều Tiên (SRF) bất ngờ tổ chức trận pháo kích bằng cả đạn pháo và pháo phản lực vào đảo Yeonpyeong Hàn Quốc.

Sơ đồ cuộc pháo kích của Bắc Triều Tiên và pháo kích trả đũa của Hàn Quốc.
Sơ đồ cuộc pháo kích của Bắc Triều Tiên và pháo kích trả đũa của Hàn Quốc.

Tại thời điểm xảy ra vụ tấn công, phía Hàn Quốc đang diễn ra cuộc tập trận chung với các Lực lượng của Hoa Kỳ, trong đó có Lực lượng pháo binh của quân đội Quân đội Đại hàn Dân quốc (ROKA). Trong cuộc tấn công vô cớ, phía Bắc Triều Tiên đã khai hỏa hơn 170 quả pháo, rocket lên đảo Yeonpyeong, tấn công cả các lực lượng thuộc ROKA và dân thường trên đảo.

Vụ pháo kích đã mở rộng phạm vị bao trùm toàn bộ đảo Yeonpyeong từ lúc 14h34 cho đến 14h50, giết chết 4 người Hàn Quốc, trong đó có 2 binh sĩ ROKA và khiến hơn 19 người bị thương. Lực lượng pháo binh ROKA ngay lập tức đáp trả lại hành động khiêu khích này của Bắc Triều Tiên bằng pháo K9. Hành động của Bắc Triều Tiên được người phát ngôn bộ ngoại giao nước này giải thích rằng: “Phía các vị (Hàn Quốc và Hoa Kỳ) đã diễn tập bắn đạn thật ngay trong khu vực quản lý của chúng tôi. Đây chỉ là hành động đáp trả có chừng mực và là hành vi tự vệ của Chính phủ Bắc Triều Tiên

Khói bốc lên sau vụ pháo kích dữ dội của Bắc Triều Tiên ở Yeopyeong.

Khói bốc lên sau vụ pháo kích dữ dội của Bắc Triều Tiên ở Yeonpyeong.

Vụ tấn công kinh hoàng trên đã khiến căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang tột độ và cực kì căng thẳng. Cộng đồng quốc tế đã lên án hành động nã pháo và rocket vào Yeonpyeong vô cớ khiến nhiều dân thường là một “hành động khiêu khích có chủ đích” từ phía Bắc Triều Tiên. Liên hợp quốc đã chính thức lên tiếng sau vụ tấn công: “Đây là một trong những sự cố nghiêm trọng nhất kể từ khi Hiệp đình đình chiến Nam Bắc được ký kết vào năm 1953”.

Ngày 18-12-2010, đại sứ Liên hợp quốc của Hoa Kỳ là ông Bill Richardson tuyên bố: “Vụ pháo kích Yeonpyeong là một vụ khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra trên bán đảo Triều Tiên gần đây nhất!

Nguyên do và động cơ từ phía Bắc Triều Tiên
Sau Hiệp định ngừng bắn Một góc

Một góc nhìn khác về Yeonpyeong ngập trong mưa đạn pháo của Bắc Triều Tiên.

Nguyên do và động cơ từ phía Bắc Triều Tiên

Sau Hiệp định ngừng bắn năm 1953, đã có 1 đường ranh giới phân chia 2 miền Triều Tiên và phân chia quyền kiểm soát các vùng biển thuộc Hoàng Hải và các đảo nằm trong khu vực. Đường ranh giới này được Bộ chỉ huy Liên Hợp Quốc (United Nations Command-UNC) thiết lập.

(UNC được thiết lập vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi tình hình Chiến tranh Nam Bắc Triều xấu đi. Tổng tham mưu trưởng của UNC là Thống tướng Douglas MacArthur, Tham mưu phó là Đại tướng Matthew Bunker Ridgway và Đại tướng Mark Wayne. Hiện nay, quyền lực của UNC đã được chuyển giao cho Bộ tư lệnh chiến lược Hàn Quốc-Hoa Kỳ)

Đường giới tuyến này được gọi là Đường giới hạn phía Bắc (Northern Limit Line – NLL) theo tờ Time: “Phía Bắc đã không công nhận đường giới tuyến trên biển này cho UNC đơn phương thiết lập tại thời điểm ký Hiệp định ngừng bắn trên bán đảo Triều Tiên (1950-1953)”.

Sơ đồ phân chia các khu vực ảnh hưởng và giới tuyến NLL.
Sơ đồ phân chia các khu vực ảnh hưởng và giới tuyến NLL.

Theo các điều khoản cho Hiệp định ngừng bắn hai miền Triều Tiên thì có 5 đảo về phía Bắc nằm dưới thẩm quyền của phía Liên Hợp Quốc (mà về sau trao lại cho Hàn Quốc). Từ đó, đã có 1 giới tuyến được vẽ ra trên Hoàng Hải nhằm phân chia khu vực ảnh hưởng của 2 miền Triều Tiên. Phía Bắc Triều Tiên không hề có động thái nào phản bác hay bác bỏ đường giới tuyến này cho đến năm 1973.

Tháng 5-1973, đường NLL đã được vẽ lại và có một chút sửa đổi với định mức chiều dài là 13 hải lý thay thế cho định mức cũ là 12 hải lý. Động thái này được cộng đồng quốc tế hưởng ứng nhiệt liệt nhưng Bắc Triều Tiên lại không tỏ ra mặn mà gì với thay đổi này và liên tục phản ứng lại. Cụ thể, với bản sửa đổi NLL mới thì Bắc Triều Tiên bị thu hẹp các vùng biển, thềm lục địa, các vùng khai thác tiềm năng và lãnh hải. Sau đó vài năm, năm 1982, khi Liên hợp quốc cho ra Công ước về biển và các vùng đặc quyền kinh tế thì lại ảnh hưởng khá nhiều đến Bắc Triều Tiên do khu vực ảnh hưởng của họ quá ít trên Hoàng Hải.

Quân đội Hàn Quốc đáp trả cuộc tấn công bằng pháo tự hành K9
Quân đội Hàn Quốc đáp trả cuộc tấn công bằng pháo tự hành K9

Năm 1999, Chính phủ Bắc Triều Tiên tự ý vẽ lại 1 đường ranh giới mới của riêng họ và tuyên bố với thế giới rằng đây là đường giới tuyến mới phân chia Nam Bắc Triều Tiên và được gọi là “Giới tuyến quân sự Hoàng Hải”.

Theo đó trong đường ranh giới mới họ đã mở rộng hơn 60 hải lý các khu vực ảnh hưởng của mình về phía Nam, một động thái mà theo các nhà quan sát gọi là “tham lam”, bao gồm các đảo liền kề với đảo Yeonpyeong của phía Hàn Quốc. Tuy nhiên, tuyên bố đơn phương này của Bắc Triều Tiên ngay lập tức bị Liên hợp quốc và Hàn Quốc bác bỏ: “Tuyên bố Giới tuyến quân sự Hoàng Hải không hề có giá trị. Chỉ là một hành động tham lam và mơ tưởng của Bắc Triều Tiên”.

UNC vẫn không thay đổi quan điểm của riêng mình và coi NLL là đường giới tuyến duy nhất trên Hoàng Hải, và phản bác bất kỳ đường giới tuyến nào từ phía Bắc Triều Tiên. Theo thông cáo của UNC thì:

Sẽ không có bất kỳ thay đổi nào trong đường giới tuyến NLL. NLL phải được giữ nguyên hiện trạng như ban đầu mà không có bất kì thay đổi hay sửa chữa nào. Trong trường hợp có thay đổi, UNC sẽ nhóm họp các quốc gia có liên quan, từ đó thay đổi và sửa chữa NLL trên các nguyên tắc trong Hiệp đinh ngừng bắn 1953!

Làn sóng phẫn nộ sau vụ tấn công tàu Cheonan của ROKN.
Làn sóng phẫn nộ sau vụ tấn công tàu Cheonan của ROKN.

Tuy nhiên, phía Bắc Triều Tiên vẫn không từ bỏ các nỗ lực của mình, Bắc Triều Tiên đã theo đổi chính sách thách thức UNC và cả phía Hàn Quốc về vấn đề NLL. Sau đó đã xảy ra một loạt các vụ đụng độ trên biển đã diễn ra. Ban đầu là Hải chiến Yeonpyeong năm 1999, sau đó là 2002 và các thách thức đe dọa Hàn Quốc của Bắc Triều Tiên. Mặc dù không có vụ việc nào xảy ra nghiêm trọng và quá tầm kiểm soát nhưng cho đến năm 2008 căng thẳng 2 bên lại tiếp tục leo thang sau vụ Hải chiến Daecheong và tiếp đó là vụ “Tàu chiến Cheonan”.

Hàn Quốc trực tiếp tố cáo Bắc Triều Tiên trước cộng đồng quốc tế và tại Hội đồng bảo an Liên hợp quốc về hành vi tấn công vô cớ chiếc tàu khu trục Cheonan của họ. Chiếc tàu Cheonan thuộc Hải quân Hàn Quốc (ROKN) bị đánh chìm ngay trên biển Hoàng Hải bởi 1 quả ngư lôi. Các tố cáo của phía Hàn Quốc là có cơ sở khi họ tìm thấy một chiếc chân vịt cắm sâu vào thân chiếc tàu, mà theo đó là chân vịt của một loại ngư lôi có xuất xứ từ Bắc Triều Tiên.

Một ngày trước vụ pháo kích Yeonpyeong, Bắc Triều Tiên cũng đã tuyên bố với cộng đồng quốc tế khi thành công trong việc làm giàu hạt nhân ở cấp độ cao và đẩy Hàn Quốc vào tình thế phải xem xét thiết lập 1 trạm kiểm soát vũ khí hạt nhân.

Cùng ngày, Bộ chỉ huy chung Mỹ-Hàn đã tổ chức cuộc tập trận “Hoguk” với quy mô cực kì lớn, huy động đến 2/3 số lượng binh sĩ thường trực tại Hàn Quốc. Trong năm 2010 đã có đến 70000 binh sĩ được huy động trong các cuộc tập trận chung với Hàn Quốc, có đến 600 phương tiện chiến đấu bọc thép và chở quân, hơn 50 tàu chiến (khu trục, hàng không mẫu hạm, hộ tống hạm…) với số lượng máy bay hỗ trợ lên đến 5000 chiếc. Phía Hoa Kỳ tham gia tập trận bao gồm sư đoàn Thủy quân lục chiến viễn chinh 31, Không lực 7 đóng tại căn cứ Osan (thành phố Pyeongtaek, Hàn Quốc).

Các lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ tham gia các bài tập giả định tại Hoàng Hải . Tuy nhiên Bộ chỉ huy chung Mỹ-Hàn còn phối hợp thống nhất các bài tập đề phòng các cuộc tấn công chớp nhoáng của Bắc Triều Tiên. Về phần mình, Bắc Triều Tiên luôn coi các cuộc tập trận chung của Mỹ-Hàn nhằm vào chính mình và là các bài tập cho một cuộc tấn công xâm lược Bắc Triều Tiên.

Xem thêm: 

Pháo Triều Tiên 'xét nát bầu trời' đảo Yeonpyeong Hàn Quốc.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại