Trân Châu Cảng: "Nỗi nhục" của Hải quân Mỹ ngày ấy, bây giờ

Ngày 7/12/1941, hạm đội hải quân Mỹ đóng tại Trân Châu Cảng, Hawaii bị Hải quân Nhật Bản tấn công bất ngờ, quy mô lớn từ trên không và trên biển.

Cuộc tấn công của Nhật Bản bắt đầu từ 7 giờ 48 phút (giờ địa phương), đã đánh chìm 4 chiến hạm Mỹ (2 chiếc trong số đó sau này được vớt lên và đưa trở lại hoạt động), gây hư hỏng 4 chiếc khác. Quân Nhật còn đánh chìm hoặc phá hủy 3 tàu tuần dương, 3 tàu khu trục và 1 tàu thả mìn, phá hủy 188 máy bay, khiến 2.402 lính Mỹ thiệt mạng và 1.282 người bị thương.

Các trạm phát điện, xưởng tàu, xưởng sửa chữa và các kho chứa nhiên liệu, ngư lôi, cùng các bến tàu dành cho tàu ngầm và tòa nhà sở chỉ huy (cũng là nơi đặt bộ phận tình báo) đã không bị đánh trúng. Thiệt hại về phía Nhật Bản nhỏ, chỉ mất 29 máy bay và 4 tàu ngầm bỏ túi, với 65 người thương vong.

72 năm sau, Hải quân Mỹ đã nhớ lại "nỗi nhục" năm xưa bằng một loạt bức ảnh so sánh ngày bị tấn công kinh hoàng ấy với hiện tại. Các bức ảnh được đi kèm với một đoạn video gần 5 phút.

Những người lính phòng ngự trên đảo Ford (nằm ở trung tâm Trân Châu cảng) theo dõi các máy bay trong vụ tấn công bất ngờ vào Trân Châu cảng.
Hai chiến hạm USS California (BB 44) và USS Arizona (BB 39) bị bắn cháy trong trận Trân Châu Cảng.
Các ụ súng phòng ngự trên đảo Ford chỉ biết "bất lực" quan sát máy bay Nhật tấn công.
Sân bay số 6 trên đảo Ford đứng bị hư hỏng nặng sau cuộc tấn công.
Một tòa tháp quan sát và điều khiển trên đảo Ford, đã từng sử dụng để hướng dẫn máy bay tại sân bay trên đảo và bây giờ được sử dụng làm thư viện hàng không.
Chiến hạm USS Arizona (BB 39) bị bắn cháy nhìn từ đảo Ford.
Tàu khu trục USS Shaw (DD 373) bị oanh tạc trong cuộc tấn công vào Trân Châu cảng.
Các thủy thủ quan sát tàu USS Shaw nổ tung trong trận chiến.
Tàu USS Arizona bị đánh chìm, chỉ còn một phần nổi trên mặt nước.
Máy bay ném bom của Mỹ bay trên bầu trời Hawaii tháng 12/1941.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại