Tiêm kích tàng hình mới từ TQ: Xấu xí cùng màn "Phun nhọ" tệ hại!

Mai Anh |

Mẫu máy bay tiêm kích tàng hình FC-31 chuyên dành cho xuất khẩu chắc chắn không thể so với F-35 của Mỹ được, nhưng dường như các nhà thiết kế Trung Quốc chẳng quan tâm tới điều đó.

Màn trình diễn "phun nhọ" không thể ấn tượng hơn!

Cả thế giới lần đầu tiên được tận mắt thấy mẫu thử máy bay tiêm kích tàng hình 2 động cơ của Trung Quốc với tên gọi FC-31, khi nó được trưng bày và bay trình diễn tại Triển lãm Hàng không Chu Hải 2014 tổ chức tại chính nước này.

Được thiết kế nhằm mục đích xuất khẩu và dựa trên Chương trình phát triển máy bay tiêm kích tàng hình J-31 nội địa, FC-31 được quảng cáo là một dòng máy bay chiến đấu thế hệ 5 tiên tiến. 

Nhưng sau khi xem màn "phun nhọ" với khói đen đậm đặc của J-31 cùng những đường nét cận cảnh của FC-31, các chuyên gia hàng không đều đánh giá rằng nó khó có thể cạnh tranh được với dòng máy bay chiến đấu liên hợp F-35 của hãng Lockheed Martin, Mỹ.


Mô hình tiêm kích tàng hình FC-31 phục vụ xuất khẩu của Trung Quốc.

Mô hình tiêm kích tàng hình FC-31 phục vụ xuất khẩu của Trung Quốc.

Khung thân của FC-31 có vẻ giống với F-35 khiến dấy lên một số nghi ngờ đó là nhờ kết quả do gián điệp không gian mạng Trung Quốc đem lại.

Tuy nhiên, dường như tính năng tàng hình không phải là ưu tiên hàng đầu của dòng máy bay này như nhà phân tích Reuben F. Johnson đã nhận xét, kể cả các yếu tố quan trọng khác bao gồm vật liệu, vị trí đặt động cơ và thiết kế cửa xả khí.

Tại thời điểm này, khó có thể đo lường chính xác được tính năng của FC-31. Biến thể xuất khẩu này của Trung Quốc đang được lắp 2 động cơ Klimov RD-93 của Nga, vốn được sử dụng trên những máy bay tiêm kích MiG-29 có từ cuối thời Xô-viết.


Đuôi khói đen dài dằng dặc của J-31.

Đuôi khói đen dài dằng dặc của J-31.

Đây là dòng động cơ khá lạc hậu, tuổi thọ ngắn, hiệu suất thấp, chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất cao mà đến nay cho dù đã có các phiên bản cải tiến nhưng vẫn không được đánh giá cao.

Thật khó hiểu là tại sao J-31 bay với luồng khói đen dài dằng dặc rất phản cảm mà các "chuyên gia" Trung Quốc vẫn cho nó bay diễu qua trước mặt hàng nghìn quan khách và hình ảnh, video "tệ hại" được lan truyền đi khắp thế giới.

Điều đó có thể gây ấn tượng xấu với khách hàng tiềm năng của thế hệ đàn em FC-31 đang được phát triển trên chính J-31!

Phải chăng Trung Quốc tự hào với sản phẩm lỗi?

Ông Richard Aboulafia, phó chủ tịch Trung tâm phân tích thuộc Tập đoàn Teal đã nhận định: “Đã không tự chủ được công nghệ lại còn dựa trên động cơ của Nga, đó không phải là điều đáng tự hào”.

Nhưng dường như các nhà thiết kế Trung Quốc bỏ ngoài tai những lời chê bai, họ vẫn rốt ráo thực hiện dự án đầy tham vọng này.

Ông cũng đặt rất nhiều dấu hỏi về trang bị bên trong của FC-31. Ví dụ như, radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) và hệ thống đối kháng điện tử của nó sẽ hiện đại đến đâu, việc tích hợp các cảm biến như thế nào?

Trong đó, yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên sức mạnh tổng hợp của chiếc máy bay chính là tích hợp dữ liệu đầu vào của các cảm biến và radar để hiển thị một bức tranh tình huống chiến đấu toàn cảnh cho phi công.

Ông Aboulafia nói tiếp, “Đây là một trong những yếu tố sống còn của công nghệ chế tạo máy bay chiến đấu”.

Ông nghi ngờ về triển vọng xuất khẩu của FC-31 tới nhiều quốc gia, kể cả những bạn hàng thân thiết bấy lâu nay.


J-31 về hạ cánh sau màn trình diễn.

J-31 về hạ cánh sau màn trình diễn.

Trung Quốc chỉ có thể bắt đầu sản xuất loạt dòng máy bay J-31 nội địa trong vòng 5 năm tới và còn chưa rõ “cái gì” sẽ được xuất xưởng thì còn nói gì đến FC-31, một phiên bản "lỗi" của một thứ "chưa xác định".

Cho tới cuối thập kỷ này, Mỹ có thể đã xuất xưởng tới hàng trăm chiếc F-35, trong đó hầu hết các lỗi phát sinh trong quá trình phát triển đã được loại bỏ, để biến nó thành một loại máy bay siêu hạng.

Tất nhiên, tất cả những điều đó cho thấy Trung Quốc có thể học và ứng dụng cách mà người Mỹ đã làm với F-35 để khắc phục lỗi.

Qua đó có thể hoàn thiện J-31 sau đó là vá "lỗi" cho FC-31, hoặc họ phải tìm cách cân bằng khả năng tác chiến không đối không để đối phó với dòng máy bay tác chiến liên hợp siêu đắt kể trên.

Trên thực tế, họ có chẳng thể đạt được điều đó: Bởi vì những máy bay của họ rẻ hơn rất nhiều so với máy bay Mỹ nên Trung Quốc chẳng bận tâm mấy đến việc phải cố sống cố chết để chế tạo một chiếc máy bay có tỷ lệ đối đầu 1:1.

Nghĩa là phía Mỹ "xơi" được 1 chiếc của Trung Quốc thì cũng phải chịu mất 1 chiếc. Nhưng trên thực tế, Bắc Kinh có thể chấp nhận mất nhiều máy bay, còn người Mỹ thì không. Vì thế người Trung Quốc có vẻ vẫn hết sức tự hào về dòng máy bay FC-31 này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại