Tiêm kích "Ong bắp cày" F/A-18C/D có gì đặc biệt?

ĐTN |

F/A-18A và F/A-18B được thay thế trong dây chuyền sản xuất bởi các máy bay tiêm kích đa năng 1 chỗ ngồi F/A-18C và máy bay tiêm kích huấn luyện 2 chỗ ngồi F/A-18D trong năm 1987.

F/A-18C và F/A-18D

Việc phân biệt F/A-18CF/A-18D với F/A-18AF/A-18B rất khó khăn vì những thay đổi chủ yếu là các hệ thống bên trong.

Chuyến bay đầu tiên của F/A-18C (c/n-163427) được thực hiện vào ngày 3/9/1987, phi công thử nghiệm là Glenn Larson. F/A-18C đợt sản xuất đầu tiên được nâng cấp với những thiết bị sau:

- Lắp đặt ghế phóng Martin Baker Mark 15 (SJU-17/A) NACES (Navy Aircrew Common Ejection Seat).

- Máy bay có khả năng mang tên lửa không đối đất dẫn đường bằng hồng ngoại AGM-65F Maverick F và tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser AGM-65E Maverick E.

Tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser AGM-65E Maverick E
Tên lửa không đối đất dẫn đường bằng laser AGM-65E Maverick E

- Có khả năng mang tên lửa không đối không dẫn đường bằng radar chủ động AIM-120 AMRAAM.

F/A-18C của phi đội VX-4 thử nghiệm cấu hình mang 10 tên lửa không-đối-không AIM-120 AMRAAM và 2 tên lửa không-đối-không AIM-9 Sidewinder

F/A-18C của phi đội VX-4 thử nghiệm cấu hình mang 10 tên lửa không đối không AIM-120 AMRAAM và 2 tên lửa không đối không AIM-9 Sidewinder

- Trang bị hệ thống gây nhiễu phòng vệ AN/ALQ-165 ASPJ (Advance Self-Protection Jammer), hệ thống phóng mồi bẫy AN/ALE-47. Ăng ten cảnh báo bị radar khóa AN/ALR-47 được cải tiến lại.

- Trang bị máy tính nhiệm vụ XN-6 (sau này là XN-8) thay thế máy tính XN-5 cũ.

Để phân biệt giữa F/A-18A/B với F/A-18C/D, ta có thể dựa vào ăng ten gây nhiễu băng sóng cao AN/ALQ-165. F/A-18C/D có ăng ten này ở trên lưng trong khi F/A-18A/B không có

Để phân biệt F/A-18A/B với F/A-18C/D, ta có thể dựa vào ăng ten gây nhiễu băng sóng cao AN/ALQ-165. F/A-18C/D có ăng ten này ở trên lưng trong khi F/A-18A/B không có

Một cách khác để phân biệt nữa là cánh đuôi đứng của F/A-18C/D có đến 3 cảm biến ở mỗi cánh đuôi đứng thay vì 2 như ở F/A-18A/B. Các cảm biến của F/A-18C/D trên cánh đuôi đứng là: Từ trên xuống dưới trong khu cực khoanh đỏ; Ăng ten gây nhiễu băng sóng cao AN/ALQ-165, ăng ten cảnh báo AN/ALR-67, ăng tên gây nhiễu băng sóng thấp AN/ALQ-165

Một cách khác để phân biệt là ở cánh đuôi đứng của F/A-18C/D có đến 3 cảm biến thay vì 2 như trên F/A-18A/B. Các cảm biến của F/A-18C/D trên cánh đuôi đứng, từ trên xuống dưới trong khu vực khoanh đỏ:

Ăng ten gây nhiễu băng sóng cao AN/ALQ-165, ăng ten cảnh báo AN/ALR-67, ăng ten gây nhiễu băng sóng thấp AN/ALQ-165

Hình chụp từ dưới lên phần cửa hút khí trên F/A-18C (trái) và F/A-18A (phải), ta có thể thấy ở cửa hút khí của F/A-18C không có ăng ten cảnh báo AN/ALR-67 như F/A-18A vì đã được dời lên cánh đuôi đứng như hình trên, bộ phóng mồi bẫy AN/ALE-47 trên F/A-18C có cơ số đạn gấp đôi so với bộ AN/ALE-39 trên F/A-18A

Hình chụp từ dưới lên phần cửa hút khí trên của F/A-18C (trái) và F/A-18A (phải).

Ta có thể thấy ở cửa hút khí của F/A-18C không có ăng ten cảnh báo AN/ALR-67 như F/A-18A vì đã được dời lên cánh đuôi đứng như hình trên, bộ phóng mồi bẫy AN/ALE-47 trên F/A-18C có cơ số đạn gấp đôi so với bộ AN/ALE-39 trên F/A-18A

Ăng ten cảnh báo AN/ALR-67 lắp trên F/A-18C/D được cải tiến lại thành 5 ăng ten nhỏ nằm dưới mũi máy bay
Ăng ten cảnh báo AN/ALR-67 lắp trên F/A-18C/D được cải tiến lại thành 5 ăng ten nhỏ nằm dưới mũi máy bay

F/A-18D là phiên bản 2 chỗ ngồi với hệ thống điện tử hàng không tương tự F/A-18C. F/A-18D khác F/A-18B ở vị trí ngồi phía sau, buồng lái phía sau có thể chuyển đổi để huấn luyện phi công hoặc trở thành vị trí của Sĩ quan Hàng không Hải quân để thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.

F/A-18D của phi đội VMFA-225 (Thủy quân Lục chiến Mỹ)
F/A-18D của phi đội VMFA-225 (Thủy quân Lục chiến Mỹ)

Có 137 chiếc F/A-18C và 31 chiếc F/A-18D được sản xuất trước khi chuyển sang phiên bản F/A-18C/D “Night Attack Hornet”. Phi đội VFA-25 và VFA-113 của Hải quân Mỹ được nhận những chiếc F/A-18C đầu tiên vào tháng 6/1989.

Một chiếc F/A-18C của phi đội VFA-25 đang cất cánh
Một chiếc F/A-18C của phi đội VFA-25 đang cất cánh

F/A-18C+ và F/A-18D+ “Night Attack Hornet”

Bắt đầu từ năm 1988, phiên bản F/A-18C/D được cải tiến để có khả năng tấn công đêm và được đặt tên là “Night Attack Hornet” (Ong bắp cày tấn công đêm).

F/A-18C+ “Night Attack Hornet”, đặc điểm phân biệt là nó có thể mang hệ thống dẫn đường hồng ngoại AN/AAR-50 dưới giá treo ở cửa hút khí bên trái, buồng lái được phủ vàng
F/A-18C+ “Night Attack Hornet”, đặc điểm phân biệt là nó có thể mang hệ thống dẫn đường hồng ngoại AN/AAR-50 dưới giá treo ở cửa hút khí bên trái, buồng lái được phủ vàng

Để tấn công đêm, ánh sáng trong buồng lái được điều chỉnh thích hợp với kính nhìn đêm GEC-Marconi AXS-9 (MXV810) Cat Eyes, 2 màn hình hiển thị màu đa chức năng Kaiser mới và 1 màn hình Smiths Srs 2.100 màu để hiển thị bản đồ địa hình kỹ thuật số. Buồng lái được phủ vàng để phân tán tín hiệu radar.

F/A-18C+/D+ cũng được trang bị hệ thống dẫn đường hồng ngoại (Navigation FLIR) AN/AAR-50. AN/AAR-50 cung cấp hình ảnh dưới mặt đất vào ban đêm và gửi đến màn hình hiển thị trên đầu phi công (HUD) hoặc 1 trong 2 màn hình hiển thị đa chức năng.

AN/AAR-50 không có chức năng đánh dấu hay chỉ thị mục tiêu, nó chỉ đơn giản là cung cấp hình ảnh cho phi công.

Hệ thống dẫn đường hồng ngoại (Navigation FLIR) AN/AAR-50
Hệ thống dẫn đường hồng ngoại (Navigation FLIR) AN/AAR-50

Night Attack Hornet là phiên bản máy bay tiêm kích Hornet đầu tiên có khả năng tác chiến ở mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm.

Thủy quân Lục chiến Mỹ thích F/A-18D+ hơn vì khi tấn công đêm, công việc được chia cho 2 người sẽ dễ dàng và bớt áp lực hơn. Ghế ngồi sau được cải tiến thành vị trí của sĩ quan hoa tiêu, chuyên làm nhiệm vụ chỉ thị mục tiêu và dẫn đường.

Phi đội VMFA-121 của Thủy quân Lục chiến Mỹ nhận máy bay F/A-18D+ đầu tiên vào ngày 11/5/1990 và chiếc F/A-18D+ cuối cùng chuyển giao cho phi đội VMFA-121 là vào ngày 25/8/2000, đây cũng là chiếc Hornet cuối cùng được sản xuất.

F/A-18D+ “Night Attack Hornet” của phi đội VMFA-121
F/A-18D+ “Night Attack Hornet” của phi đội VMFA-121

Máy bay trinh sát F/A-18D(RC) “Reconnaissance Hornet”

Sau 2 phiên bản thử nghiệm RF-18 Hornet vào những năm 1980, đến đầu thập niên 1990, Thủy quân Lục chiến Mỹ muốn có một máy bay trinh sát dựa trên F/A-18D, gọi là F/A-18D(RC), được trang bị hệ thống Trinh sát Hàng không Chiến thuật tiên tiến (Advanced Tactical Air Navigation System/ATARS).

Hệ thống này bao gồm radar khẩu độ tổng hợp, các camera quang học kỹ thuật số hiện đại, hệ thống quản lý dữ liệu,… ATARS được lắp đặt dưới mũi máy bay và thay thế pháo M61 Vulcan. Một hệ thống liên kết dữ liệu có vỏ bọc được lắp dưới giá treo chính giữa thân.

Máy bay trinh sát F/A-18D(RC) “Reconnaissance Hornet”. Pháo M61 Vulcan đã được bỏ đi và thay thế bằng hệ thống Trinh sát Hàng không Chiến thuật tiên tiến ATARS có thể thấy dưới mũi máy bay
Máy bay trinh sát F/A-18D(RC) “Reconnaissance Hornet”. Pháo M61 Vulcan đã được bỏ đi và thay thế bằng hệ thống Trinh sát Hàng không Chiến thuật tiên tiến ATARS có thể thấy dưới mũi máy bay
Cận cảnh hệ thống Trinh sát Hàng không Chiến thuật tiên tiến ATARS
Cận cảnh hệ thống Trinh sát Hàng không Chiến thuật tiên tiến ATARS

Có tổng cộng 60 chiếc F/A-18D(RC) đã được chế tạo cho Thủy quân Lục chiến và biên chế cho mỗi phi đội 3 máy bay F/A-18D(RC).

Chương trình nâng cấp F/A-18C/D

Một chiếc F/A-18C sau khi nâng cấp. Đặc điểm nhận dạng là 5 ăng ten IFF AN/APX-113 lắp ở phía trước buồng lái
Một chiếc F/A-18C sau khi nâng cấp. Đặc điểm nhận dạng là 5 ăng ten IFF AN/APX-113 lắp ở phía trước buồng lái

Vào những năm 1990, những chiếc F/A-18C/D đã trải qua một quá trình hiện đại hóa để phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện đại, những nâng cấp bao gồm:

- Trang bị động cơ F404-GE-402 EPE (Enhanced Performance Engine) có lực đẩy cao hơn (17,3 kN) và tăng độ tin cậy.

Động cơ F404-GE-402 EPE
Động cơ F404-GE-402 EPE

- Trang bị radar AN/APG-73 mới với độ phân giải cao hơn, tăng tầm phát hiện và theo dõi khoảng 20%, sử dụng băng sóng rộng hơn để đối phó với các thiết bị gây nhiễu của đối phương.

Radar doppler AN/APG-73
Radar doppler AN/APG-73

- Nâng cấp hệ thống “Tích hợp đa cảm biến” (Multi-Sensor Integration/MSI) để thu thập tất cả các thông tin từ mọi cảm biến và hiển thị chúng trong một định dạng thống nhất để phi công dễ dàng đọc và xử lý.

- Trang bị hệ thống dẫn đường quán tính Litton AN/ANS-39 để thay thế hệ thống AN/ANS-30 cũ. AN/ANS-39 sử dụng con quay hồi chuyển bằng laser thay vì con quay cơ khí như trước đó nhằm dẫn đường chính xác hơn. Năm 1995, AN/ANS-39 được tích hợp thêm hệ thống định vị toàn cầu GPS.

5 ăng ten của hệ thống phân biệt bạn-thù AN/APX-113 lắp trên mũi F/A-18C, phía trước buồng lái
5 ăng ten của hệ thống phân biệt bạn-thù AN/APX-113 lắp trên mũi F/A-18C, phía trước buồng lái

- Thay thế hệ thống phân biệt bạn-thù AN/APX-100 bằng hệ thống AN/APX-113. AN/APX-113 không những phân biệt bạn-thù mà còn cung cấp phạm vi và hướng của mục tiêu đó.

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại