Thế tam hùng bất ngờ tại Bắc Cực

Sơn Ca |

Tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Nga, đã tiến vào Biển Trắng để tham gia các cuộc diễn tập chống ngầm ngay sau vụ lùm xùm tàu chiến TQ.

Ngày 4/9, một nguồn tin thuộc Hạm đội phương Bắc của hải quân Nga cho biết, chiếc tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân lớp Akula Dmitry Donskoy đã rời căn cứ ở thành phố Severodvinsk, tiến vào Biển Trắng, nơi nó sẽ tham gia các cuộc diễn tập chống ngầm.

Theo trang website flot.com của Nga, tham gia cuộc diễn tập chống ngầm này còn có các tàu tác chiến chống ngầm Onega và Naryan-Mar của hải quân Nga, cùng với một số phương tiện khác.

Nhiệm vụ trước đó của tàu ngầm hạt nhân Dmitry Donskoy ở Biển Trắng kéo dài 3 tuần và kết thúc vào ngày 16/7/2015.

Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới mang tên Dmitry Donskoy
Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới mang tên Dmitry Donskoy

Mặc dù được chế tạo vào năm 1980 như là một tàu ngầm thế hệ thứ 3, nhưng Dmitry Donskoy hiện được đề cập đến là tàu ngầm thế hệ thứ 4 do được cải tiến nhiều bộ phận và thiết bị trên tàu.

Ngoài 20 tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Bulava, tàu ngầm này còn được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm và 8 hệ thống tên lửa phòng không Igla (Needle). Tàu ngầm Dmitry Donskoy có khả năng lặn liên tục không nổi trong khoảng thời gian 180 ngày.

Chiếc tàu ngầm này, được đặt tên theo Đại công tước Moscow Dmitry Donskoy, có chiều dài 172m và thủy thủ đoàn gồm 160 người, đưa nó trở thành chiếc tàu ngầm lớn nhất trên thế giới.

Trước đó, ngày 2/9, Tổng thống Mỹ Obama đã đến thăm Bắc Cực, đây chính là một nỗ lực của Mỹ trong cuộc đua với Nga nhằm kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên tại đây.

Trong chuyến thăm, tổng thống Obama đã đề xuất tăng thêm ngân sách để xây dựng một hạm đội tàu phá băng mới cho Tuần duyên Mỹ có cơ hội tuần tra trong khu vực quanh năm.

"Những tàu phá băng lớn sẽ giúp đảm bảo rằng Mỹ có thể đáp ứng đầy đủ lợi ích quốc gia của chúng tôi, bảo vệ và quản lý tài nguyên thiên nhiên của chúng tôi và tăng cường mối hợp tác quốc tế cũng như giữa nhà nước với địa phương và các bộ lạc", Nhà Trắng cho biết trong một tuyên bố.

Hạm đội ở Bắc Cực của Tuần duyên Mỹ hiện tại chỉ có 2 tàu phá băng có khả năng hoạt động, trong khi đó Nga có tới 40 chiếc tàu phá băng cùng với 11 tàu đang được chuẩn bị đóng mới.

Hơn nữa, Nga cũng đã nhanh chóng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình tại Bắc Cực, Tổng thống Putin đã quyết định chi tới hơn 4,2 tỉ USD cho chương trình phát triển Bắc Cực trong năm năm tiếp theo để phát triển quân sự và công nghiệp tại Bắc Cực.

Cuối tháng 3, Nga đã thực hiện một cuộc tập trận quân sự quy mô lớn với sự tham gia của 40.000 binh sĩ, hàng chục tàu ngầm cùng tàu chiến tại Bắc Cực, cho thấy quyết tâm của Nga ở Bắc Cực.

Thay đổi về khí hậu khiến băng ở Bắc Cực đang tan nhanh và đây có thể là thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất mà cả nhân loại đang phải đối mặt, tuy nhiên nó lại mở ra một cơ hội chưa từng có cho con người có thể tiếp cận và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng dồi dào ở Bắc Cực.

The tam hung bat ngo tai Bac Cuc

Tàu phá băng Tuyết Long của Trung Quốc ở Bắc Cực

Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc là Nga và Mỹ ở Bắc Cực ngày càng căng thẳng hơn, khi khu vực này được cho là có thể chiếm tới 40% dự trữ dầu của cả thế giới và còn cả khí đốt thiên nhiên.

Tuy nhiên, cuộc tranh giành Bắc Cực không chỉ của Nga - Mỹ mà Trung Quốc cũng không đứng ngoài cuộc, nước này cũng tuyên bố mình có chủ quyền "không chối cải" tại Bắc Cực và xây dựng cho mình một hạm đội tàu phá băng.

Ngay trong khi ông Obama đến Bắc Cực, Trung Quốc cũng cho thấy tham vọng của mình khi mà theo Bộ Quốc phòng Mỹ thì đúng ngày ông Obama đặt chân đến Bắc Cực thì ngoài khơi Alaska xuất hiện một biên đội tàu chiến lên tới 5 chiếc của Trung Quốc "chào đón".

Đội tàu 5 chiếc, gồm một tàu đổ bộ, ba tàu chiến và một tàu hậu cần xuất hiện tại vùng biển Quốc tế ngoài khơi Alaska nhưng cũng đủ cho thấy tham vọng của người Trung Quốc tại khu vực nhiều tài nguyên thiên nhiên này.

Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận đây là lần đầu tiên Bắc Kinh cho tàu hải quân tiếp cận vùng biển ngoài khơi bang Alaska của nước này dù vẫn trong hải phận quốc tế.

Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Bill Urban lưu ý:

“Chúng tôi tôn trọng sự tự do của tất cả các tàu quân sự hoạt động trong vùng biển quốc tế theo quy định của luật pháp. Đây là lần đầu tiên chúng tôi giám sát tàu hải quân Trung Quốc ở biển Bering”.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại