Thất thu ở Afghanistan, Iraq, các "ông trùm" vũ khí tấn công an ninh mạng

Hải Anh |

(Soha.vn) - Mới đây, nhà lãnh đạo Viện chính sách quốc tế cho biết doanh thu mặt hàng vũ khí của top 100 nhà sản xuất hàng đầu thế giới đã sụt giảm lần đầu tiên kể từ giữa những năm 90 khi nền kinh tế bị đình trệ và các thương vụ mua bán thiết bị quân sự phục vụ cho chiến trường tại Afghanistan và Iraq bị giảm sút.

Theo đó, tổng doanh thu trong năm 2011 của nhóm 100 ông lớn này chỉ đạt 410 tỷ đô la Mỹ, giảm 5% so với năm 2010 (411 tỷ đô la Mỹ) nếu tính cả tỷ lệ biến động của tiền tệ. Đây là con số thống kê được Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố hôm thứ Hai vừa qua, dựa trên các nghiên cứu độc lập về tình hình an ninh quốc tế, việc trang bị vũ khí và giải trừ vũ khí của các quốc gia trên thế giới.

Ảnh minh họa.

SIPRI cũng đã công bố bản danh sách được tổ chức này biên soạn từ năm 1989 về các công ty sản xuất vũ khí. Tuy nhiên, bản danh sách này không có tên của những công ty Trung Quốc do thiếu dữ liệu thông tin có sẵn.

"Những chính sách khổ hạnh, việc cắt giảm đề xuất và thực tế chi tiêu dành cho quân sự cũng như tình trạng trì hoãn đối với các chương trình mua sắm vũ khí đã có ảnh hưởng tới toàn bộ doanh thu mua bán vũ khí của Bắc Mỹ và Tây Âu", tổ chức này khẳng định.

Ngoài ra, SIPRI cũng cho biết "các khoản giải ngân tại các chiến trường như Iraq hay Afghanistan và sự phê chuẩn cho việc chuyển giao vũ khí tới Libya cũng góp phần làm giảm doanh thu".

Theo bà Susan Jackson, một nhà nghiên cứu của SIPRI thì đây là lần đầu tiên kể từ những năm giữa thập niên 90, việc chi tiêu cho quốc phòng bị sụt giảm sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc. Sự tăng trưởng trong doanh thu cũng đang trong tình trạng chậm dần từ năm 2010 với mức giảm từ 1-8% so với năm 2009. Đây là hệ quả của việc rút quân đội nước ngoài tại chiến trường Iraq.

Ngoài vị trí đứng đầu vẫn thuộc về công ty Lockheed Martin của Mỹ thì vị trí thứ hai và thứ tư có một chút thay đổi. Một đại diện khác của Mỹ là công ty U.S Boeing đã vượt qua hãng BAE Systems của Anh để đứng ở vị trí thứ hai. Trong khi đó, General Dynamics lại chiếm ngôi của Northrop Grumman để đứng ở vị trí thứ tư.

SIPRI cũng cho biết một xu hướng mạnh mẽ trong thời gian gần đây của các tập đoàn sản xuất vũ khí lớn trên thế giới là đa dạng hoá vào an ninh mạng - bảo vệ máy tính và mạng lưới kết nối trước những sự xâm nhập và tấn công. Lý do là bởi ngân sách chi tiêu công trong vấn đề này vẫn đang được các quốc gia phương Tây coi trọng bất chấp ngân sách khắc khổ trong thời điểm kinh tế khó khăn.

"Việc mở rộng và đa dạng hoá các biện pháp an ninh mạng cho phép các công ty sản xuất vũ khí mở rộng lượng khách hàng dân sự, ví dụ như việc thuận lợi trong tiếp cận với các cơ quan của chính phủ hay các đơn vị tư nhân khai thác cơ sở hạ tầng quan trọng và đồng thời họ cũng phát triển năng lực kỹ thuật cho chiến tranh điện tử cho thị trường quân sự", SIPRI cho biết.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại