Thăm bảo tàng vũ khí lực lượng lính dù Nga

Đức Anh |

Lính dù Nga được trang bị nhiều phương tiện chiến đấu mạnh như pháo tự hành ASU-57, lựu pháo M-30 vang bóng một thời...

 

Bảo tàng lực lượng Lính Dù Nga tọa lạc tại thành phố Ryazan, nơi đây lưu giữ nhiều trang bị khí tài một thời vang bóng của đơn vị.

Pháo tự hành ASU-57 với phù hiệu lính dù nằm trang trọng ở khu trưng bày. Bảo tàng lực lượng Lính Dù Nga tọa lạc tại thành phố Ryazan, nơi đây lưu giữ nhiều trang bị khí tài một thời vang bóng của đơn vị.

ASU-57 được trang bị pháo chính 57 mm cùng súng máy đồng trục 7,62 mm. Nó có khả năng nhảy dù từ máy bay vận tải với ê kíp vận hành bên trong.

ASU-57 được trang bị pháo chính 57 mm cùng súng máy đồng trục 7,62 mm. Nó có khả năng nhảy dù từ máy bay vận tải với toàn bộ kíp chiến đấu bên trong.

Pháo tự hành SU-85 được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng T-34. Vũ khí chủ lực là pháo D-5T 85 mm có khả năng diệt mọi xe tăng Đức quốc xã.

Pháo tự hành ASU-85 được phát triển dựa trên khung gầm xe tăng lội nước PT-76. Vũ khí chủ lực của nó là pháo D-70 cỡ nòng 85 mm có tầm bắn tối đa 10 km.

ASU-85 có nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ đường không chiếm lĩnh trận địa. Nó từng chứng minh hiệu quả chiến đấu trong chiến tranh Liên Xô - Afghanistan.
ASU-85 có nhiệm vụ chi viện hỏa lực cho lực lượng đổ bộ đường không chiếm lĩnh trận địa. Nó từng chứng minh hiệu quả chiến đấu trong chiến tranh Liên Xô - Afghanistan.
Xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không BMD-1 được đưa vào sử dụng từ năm 1969. Người ta thiết kế nó dựa trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1 nhưng có kích thước và trọng lượng nhẹ hơn nhằm phù hợp với máy bay vận tải.
Xe chiến đấu bộ binh đổ bộ đường không BMD-1 được đưa vào sử dụng từ năm 1969. Người ta thiết kế nó dựa trên xe chiến đấu bộ binh BMP-1 nhưng có kích thước và trọng lượng nhẹ hơn nhằm phù hợp với máy bay vận tải.
Vũ khí chính của xe là pháo 2A28 73 mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Hiện tại, BMD-1 vẫn được sử dụng trong lính dù Nga và một số quân đội khác.

Vũ khí chính của BMD-1 là pháo 2A28 cỡ nòng 73 mm với hệ thống nạp đạn tự động, đây thực chất là một phiên bản của SPG-9 lắp trên xe thiết giáp. Hiện tại, BMD-1 vẫn được sử dụng trong lính dù Nga và một số quân đội khác.

Xe chiến đấu bộ binh BMD-2 được phát triển nâng cấp từ BMD-1 phục vụ từ năm 1985.

Xe chiến đấu bộ binh BMD-2 được phát triển nâng cấp từ BMD-1, chính thức đi vào phục vụ từ năm 1985.

Điểm khác biệt trên BMD-2 là sử dụng tháp pháo mới lắp pháo 2A42 30 mm cùng 2 giá phóng tên lửa chống tăng AT-5.

Điểm khác biệt trên BMD-2 là nó sử dụng tháp pháo mới lắp pháo 2A42 30 mm cùng 2 giá phóng tên lửa chống tăng AT-5.

Lựu pháo kéo xe M-30 122 mm, nó là một trong những vũ khí chủ lực của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Hiệu quả cao, chi phí thấp là những ưu điểm của vũ khí này.

Lựu pháo kéo xe M-30 122 mm, đây là một trong những vũ khí chủ lực của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Hiệu quả cao, chi phí thấp là những ưu điểm của loại pháo này.

Pháo chống tăng kéo xe ZIS-2 57 mm được đưa vào sử dụng trong lực lượng lính dù và Hồng quân từ đầu năm 1941. Những năm Chiến tranh Lạnh, nó được thay thế bởi loại pháo chống tăng tự hành ASU-57.

Pháo chống tăng xe kéo ZIS-2 57 mm được đưa vào sử dụng trong lực lượng lính dù và Hồng quân Liên Xô từ đầu năm 1941. Thời kỳ Chiến tranh Lạnh, nó được thay thế bởi pháo chống tăng tự hành ASU-57.

Pháo chống tăng kéo xe ZIS-3 phát triển nâng cấp từ ZIS-2 và được đưa vào sử dụng từ năm 1942. Những năm Chiến tranh Lạnh, vũ khí này tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong quân đội Liên Xô và một số nước trên thế giới.

Pháo chống tăng xe kéo ZIS-3 76 mm phát triển nâng cấp từ ZIS-2 và được đưa vào biên chế từ năm 1942. Những năm Chiến tranh Lạnh, vũ khí này tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong quân đội Liên Xô và một số nước trên thế giới.

Pháo phòng không kéo xe ZU-23 được đưa vào sử dụng từ năm 1960 đến nay. Nó được trang bị 2 pháo 23 mm có tầm bắn hiệu quả khoảng 2,5 km. Vũ khí này tỏ ra hiệu quả trong việc chống các mục tiêu đường không tầm thấp.

Pháo phòng không ZU-23-2 chính thức đưa vào sử dụng từ năm 1960 đến nay. Nó được trang bị 2 pháo 23 mm có tầm bắn hiệu quả khoảng 2,5 km. Vũ khí này tỏ ra rất lợi hại trong việc chống các mục tiêu đường không tầm thấp.

Pháo chống tăng SD-57 có khả năng cơ động khá tốt với một động cơ gắn phía sau càng ổn định của xe pháo. Nó được phát triển và đưa vào sử dụng sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2. SD-57 sử dụng pháo chính 57 mm. Nó có thời gian phục vụ khá ngắn và nhanh chóng bị thay thế bằng các loại pháo tự hành hiện đại hơn.

Pháo chống tăng SD-57 có khả năng cơ động khá tốt với một động cơ phụ trợ gắn phía sau càng ổn định của pháo. Nó được phát triển và đưa vào sử dụng sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2.

SD-57 sử dụng pháo chính 57 mm, nó có thời gian phục vụ khá ngắn và nhanh chóng bị thay thế bằng các loại pháo tự hành hiện đại hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại