Tên lửa siêu thanh: Hung thần xé nát lá chắn tên lửa

Trong vài chục năm tới, sự uy hiếp chủ yếu trong các hình thái tác chiến trên thế giới đến từ chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD), đặc biệt là sự tích hợp các hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và “hệ thống phòng không tổng hợp” (IADS).

Trong vài chục năm tới, sự uy hiếp chủ yếu trong các hình thái tác chiến trên thế giới đến từ chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” (A2/AD), đặc biệt là sự tích hợp các hệ thống tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và “hệ thống phòng không tổng hợp” (IADS).

Các đối thủ áp dụng lí luận và chiến lược A2/AD dùng các loại tên lửa để tấn công các căn cứ  quân sự trên lãnh thổ đối thủ và ngăn chặn lực lượng hải quân viễn chinh của đối thủ tiến vào khu vực tác chiến, sau đó dùng hệ thống ADS đánh bại các đợt tập kích đường không của không quân địch.

Hiện nay, mối đe dọa lớn nhất của chiến lược “chống tiếp cận/khu vực cấm” đến từ tây Thái Bình Dương, mà thách thức lớn nhất là Trung Quốc.

Bắc Kinh không chỉ triển khai hàng trăm quả tên lửa đạn đạo tạo thành nhiều tầng lớp tấn công và phòng thủ, mà còn đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng hệ thống IADS cực mạnh, trên cơ sở kết hợp tên lửa đất đối không 2 lớp và 3 lớp với các biên đội máy bay chiến đấu khổng lồ.

Mô tả phần đầu của một tên lửa siêu thanh

Ngoài ra, một số quốc gia khác như Iran và Syria cũng đã triển khai hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm xa và đang xây dựng hệ thống IADS.

Hiện nay, quân đội Mỹ đang hình thành ý tưởng về khái niệm “tác chiến xuyên phá liên hợp” là biện pháp tấn công thọc sâu, trực tiếp phá hủy hệ thống mạng lưới C4ISR chỉ huy và điều khiển A2/AD. Thế nhưng, nếu Mỹ sử dụng biện pháp này họ sẽ vấp phải sự phản kích từ trên không, trên biển và trên mặt đất, lại còn phải bay vào khu vực phòng không của IADS.

Vì vậy, người Mỹ nhận thấy, trong tương lai gần, các loại máy bay chiến đấu tàng hình B-2, F-35, F-22 và hệ thống tấn công tầm xa sẽ trở thành một trong các phương án được tính đến; máy bay gây nhiễu ngoài khu vực phòng không; máy bay giám sát và tấn công không người lái trên tàu sân bay (UCLASS) và tên lửa hành trình tầm xa cũng đón vai trò tương tự.

Nhưng về lâu dài, không có loại vũ khí nào sánh được với các thiết bị bay siêu thanh có khả năng tấn công các điểm phóng tên lửa đạn đạo và hệ thống IADS. Theo các nhà khoa học, vận tốc siêu thanh được tính từ Mach 5 trở lên, tức là vận tốc quy chuẩn từ 5800 km/h trở lên.

Trước tiên Mỹ sẽ sử dụng các vũ khí siêu thanh triển khai trên các phương tiện tàng hình, đồng thời tiến hành chiến tranh điện tử và tấn công trên không gian mạng để đánh bại IADS của đối thủ, sau đó mới dùng các vũ khí có tốc độ chậm hơn và khả năng tàng hình kém hơn để tấn công trong giai đoạn tiếp theo.

X-51 Waverider của Mỹ vừa đạt tốc độ siêu thanh trong cuộc thử nghiệm ngày 03/05 vừa qua

Không quân Mỹ dự định, trước năm 2020 sẽ hoàn tất quá trình chế tạo một loại vũ khí tấn công tốc độ siêu thanh và đến năm 2030 sẽ chế tạo thành công máy bay siêu thanh có khả năng đảm nhận nhiệm vụ trinh sát, giám sát, tình báo (ISR) và tấn công để chuyên đối phó với A2/AD.

Cũng nhằm mục đích đó, tháng 1 vừa qua Bộ Quốc phòng Nga vừa xác nhận sẽ phóng thử nghiệm thiết bị bay siêu thanh, đạt vận tốc gần 6000km/h ngay trong năm nay. Loại tên lửa siêu thanh này được Nga triển khai nghiên cứu cực kỳ bí mật, đến nay cả phiên hiệu, nhiệm vụ lẫn tính năng chiến, kỹ thuật của nó vẫn là một bí mật chưa có lời giải.

Loạt thử nghiệm đầu tiên của loại tên lửa này đã diễn ra vào năm 2012 cũng tại bãi phóng Akhtubinsk - Astrakhan nhưng đó chưa phải là một thử nghiệm thực sự. Khi đó, tên lửa được phóng khỏi máy bay, khởi động động cơ tự thân tên lửa và chỉ bay thêm vài km với tốc độ hạ âm rồi tiếp đất.

Mục đích của lần thử nghiệm phóng trước đây của Nga, chỉ đơn thuần là thử nghiệm khả năng xử lý của tên lửa trong quá trình bay và khảo nghiệm sự tương thích giữa hệ thống phóng và các thiết bị khác trên máy bay với tên lửa.

B-2 không phải là phương án thực sự hiệu quả trong xuyên phá lá chắn phòng thủ tên lửa

Bộ Quốc phòng Nga cho biết, thời gian thử nghiệm loại tên lửa siêu thanh đạt tới vận tốc 5800km/h (tương đương Mach5) này được ấn định vào khoảng tháng 7 hoặc tháng 8 năm 2013 tại bãi phóng Akhtubinsk - Astrakhan.

Trong đợt thử nghiệm sắp tới, các tham số kỹ thuật sẽ được nâng lên đúng với tính chất siêu thanh của tên lửa, nó sẽ bay với vận tốc trên Mach5 trong một thời gian dài và động cơ của tên lửa cũng sẽ phải làm việc trong nhiều trạng thái khác nhau.

Ngoài dự án chế tạo tên lửa siêu thanh nói trên, hiện Công ty vũ khí tên lửa chiến thuật của Nga (đơn vị chịu trách nhiệm chế tạo tên lửa cho máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5 PAK FA Sukhoi T-50 của Nga) đang nghiên cứu một loại tên lửa siêu thanh có vận tốc khủng khiếp tương đương Mach12 - Mach13 (khoảng 15.000km/h).

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại