"Tên lửa Agni-5 là nỗ lực tuyệt vọng của Ấn Độ để dọa TQ"

Ly Vy |

Đó là nhận định của Đài Phượng Hoàng (trụ sở tại Hồng Kông) khi bình luận về vụ phóng thử thành công mới đây của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Agni-5 Ấn Độ.

Ngày 31-01 vừa qua, Ấn Độ đã thực hiện thành công đợt phóng thử lần thứ 3 của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Agni-5.

Tuy nhiên, website của Đài Phượng Hoàng (ifeng.com, trụ sở tại Hồng Kông) tỏ ra nghi ngờ về khả năng mang đầu đạn hạt nhân và phóng từ xe phóng di động của loại ICBM này.

Tên lửa đạn đạo Agni-5 của Ấn Độ phóng thử hôm 31-01 vừa qua.

Tên lửa đạn đạo Agni-5 của Ấn Độ phóng thử hôm 31-01 vừa qua.

BBC cho biết, tên lửa được phóng đi từ đảo Wheeler, ngoài khơi bang Odisha, đông Ấn Độ. Khác với 2 lần phóng thử trước vào năm 2012 và 2013, lần này, tên lửa Agni-5 được phóng từ xe phóng di động.

Theo thông tin được công bố, Agni-5 có khả năng mang đầu đạn nặng 1 tấn. Tên lửa dài 17m, nặng 50 tấn và trang bị động cơ nhiên liệu rắn 3 tầng phóng. Tầm bắn của nó có thể bao trùm toàn bộ Trung Quốc và gần hết khu vực Tây Âu.

Việc chế tạo thành công tên lửa Agni-5 đã đưa Ấn Độ vào danh sách 6 quốc gia trên thế giới có khả năng chế tạo tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sau Mỹ, Nga, Pháp, Trung Quốc và Anh.

Ifeng nhận định, Agni-5 đã có một vài cải tiến so với "người tiền nhiệm" Agni-3, như giảm đường kính và tăng tầm bắn lên đến 5.000km.

Tuy nhiên, theo Ifeng, tên lửa vẫn còn quá lớn so với bệ phóng di động và cần nhiều thời gian chuẩn bị trước khi phóng.

Website này mô tả tên lửa Agni-5 như là một nỗ lực trong tuyệt vọng của Ấn Độ để khiến Trung Quốc phải lo ngại, cũng như bù đắp những thiếu sót về công nghệ từ tên lửa Agni-3.

Cũng theo Ifeng, so với các bệ phóng của Trung Quốc và Nga gồm khung gầm xe vận tải cùng ống phóng, tên lửa Agni-5 có vẻ được đặt trên bệ phóng với cấu trúc rất không cân bằng, tương tự như tên lửa Agni-3.

Ifeng còn nói thêm rằng, Agni-5 không thể được coi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa do tầm bắn vẫn hạn chế và chỉ có thể mang được đầu đạn thông thường. Tên lửa này cũng không được giám sát chặt chẽ trong 3 vụ phóng vừa qua.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại