Tàu sân bay Liêu Ninh có thể bị hạ từ mọi hướng

Trang mạng quân sự uy tín của Mỹ “Strategypage” vừa có một bài viết đánh giá rất thấp khả năng tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh - Trung Quốc.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Trung Quốc vô phương bảo vệ Liêu Ninh

Trang mạng “Đông Phương” của Trung Quốc vừa trích dẫn nguồn tin từ mạng “Strategypage” của Mỹ cho biết, ngày 25/9, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang số hiệu CV-16 “Liêu Ninh” đã hoàn thành đợt bảo dưỡng, tân trang cấp nhà máy kéo dài 5 tháng.

Bài báo cho rằng, biên đội tàu sân bay Trung Quốc chỉ bao gồm 2 chiếc tàu khu trục phòng không Type 051C và 2 tàu hộ vệ hạng nặng Type 054A, 1 tàu cung cấp hậu cần nhưng không có tàu ngầm hạt nhân. Nguyên nhân chính là số lượng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện rất ít, tiếp theo là chất lượng những tàu này cũng không phải là tốt.

Sáng ngày 1/1/2014, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đã hoàn thành thuận lợi đợt huấn luyện và thử nghiệm nghiên cứu khoa học trên Biển Đông trong thời gian 37 ngày, quay trở về quân cảng Thanh Đảo. Đây là nhiệm vụ đầu tiên sau 16 tháng Liêu Ninh được trang bị cho Hải quân nước này vào tháng 9/2012.

Trước đó, Trung Quốc tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh sẽ tiến hành chạy thử nhiều lần trên biển trước khi chính thức đưa vào sử dụng. Trong thời gian này, số lần chạy thử của nó đã lên tới chục lần và thời gian dài nhất lên tới 2 tuần. Những lần chạy thử này nhằm đánh giá khả năng vận hành trên biển của hàng không mẫu hạm này.

Mô hình tàu sân bay Liêu Ninh do dân mạng Trung Quốc “tô vẽ”

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh do dân mạng Trung Quốc “tô vẽ”

Liêu Ninh nguyên là một trong hai tàu sân bay 60.000 tấn được Liên Xô chế tạo vào thập niên 80 của thế kỷ trước. Ban đầu, Liên Xô có kế hoạch chế tạo tàu sân bay lớp Kuznetsov là hàng không mẫu hạm động cơ hạt nhân có lượng giãn nước 90.000 tấn, trang bị máy phóng hơi nước, tương tự tàu sân bay Mỹ.

Nhưng sau này do giá thành quá cao, hơn nữa tàu sân bay hiện đại lại vô cùng phức tạp khiến cho Liên Xô buộc phải thu gọn kế hoạch ban đầu, cuối cùng đóng tàu sân bay động cơ thông thường có lượng giãn nước đầy tải là 65.000 tấn, hơn nữa không trang bị máy phóng hơi nước mà sử dụng đường băng kiểu cầu bật.

Tuy nhiên, tàu sân bay lớp Kuznetsov vẫn là một thiết kế mạnh mẽ. Thông thường nó có thể mang theo 12 máy bay chiến đấu Su-33, 14 máy bay trực thăng săn ngầm Ka-27PL, 2 máy bay trực thăng tác chiến điện tử và 2 máy bay trực thăng tìm kiếm cứu nạn. Nhưng theo thiết kế tàu có thể mang tới 36 chiếc Su-33 và 16 máy bay trực thăng.

Tàu sân bay lớp Kuznetsov có thể mang theo 2.500 tấn nhiên liệu hàng không, đủ để cung cấp cho 500 - 1.000 lượt chiếc máy bay chiến đấu và trực thăng. Biên chế nhân viên là 2.500 người gồm đầy đủ nhân viên bảo đảm không quân và phi công là 3.000 người.

Khám phá 5 bảo tàng tàu sân bay Mỹ Khám phá 5 bảo tàng tàu sân bay Mỹ

May mắn hơn nhiều hàng không mẫu hạm khác bị đánh chìm hay tháo dỡ làm sắt vụn, 5 tàu sân bay sau đây đã được Hải quân Mỹ bàn giao để hoán cải thành bảo tàng nổi.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thương Type 093 Trung Quốc không có khả năng bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh

Tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Thương Type 093 Trung Quốc không có khả năng bảo vệ tàu sân bay Liêu Ninh

Chiếc tàu sân bay đầu tiên lớp Kuznetsov này được đưa vào hoạt động ở Nga, nhưng chiếc tiếp theo là Varyag lại chưa được đóng xong, công tác chế tạo chấm dứt vào năm 1992 khiến tàu sân bay này bị bỏ hoang như một đống sắt gỉ tại Nhà máy đóng tàu Biển Đen ở Crimea - Ukraine.

Năm 1998, Trung Quốc đã mua lại chiếc tàu sân bay này và bỏ ra thời gian 10 năm để tân trang nó thành tàu sân bay Liêu Ninh.

Năm 2011, Bắc Kinh xác nhận Liêu Ninh sẽ chủ yếu sử dụng như một chiếc tàu sân bay huấn luyện, cung cấp phương tiện huấn luyện tàu sân bay cho binh sĩ Trung Quốc, trong khi Mỹ và một số nước phương Tây khác đã có trên 80 năm kinh nghiệm sử dụng tàu sân bay.

Cuối năm 2013, biên đội tàu sân bay đặc biệt đầu tiên của Trung Quốc đã được định hình. Đây là điều cần thiết, bởi vì tàu sân bay không thể hoạt động tác chiến đơn lẻ mà bắt buộc phải có lực lượng hộ tống.

Biên đội hộ tống tàu sân bay Liêu Ninh bao gồm 2 tàu khu trục Type 051C và 2 tàu hộ vệ Type 054A cùng 1 tàu tiếp tế. Điều này rất giống với biên chế của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, bao gồm 3 - 4 tàu khu trục, 1 - 2 tàu hộ vệ, 1 tàu ngầm hạt nhân và 1 tàu bổ trợ hậu cần.

Mô hình tàu sân bay Liêu Ninh do dân mạng Trung Quốc thiết kế có tàu ngầm hạt nhân dẫn đầu

Biên đội tàu sân bay Liêu Ninh do dân mạng Trung Quốc thiết kế có tàu ngầm hạt nhân dẫn đầu

Tuy nhiên trong biên chế hàng không mẫu hạm Trung Quốc không có tàu ngầm hạt nhân tấn công. Nguyên nhân bởi số lượng tàu ngầm hạt nhân tấn công của hải quân nước này rất ít, chất lượng cũng không tốt lắm, hơn nữa họ cũng chưa chế tạo được 1 loại tên lửa hành trình tầm xa phóng từ tàu ngầm.

Hiện Trung Quốc mới sở hữu 4 tàu ngầm tấn công Type 093 lớp “Thương” nhưng chưa có khả năng tấn công mặt đất tầm xa bởi nước này chưa hoàn thiện phiên bản tên lửa hành trình tầm xa Đông Hải 10 (DH-10) phóng từ tàu ngầm. Bởi vậy, chúng có tham gia hộ tống Liêu Ninh cũng trở nên vô dụng, không thể so được với các tàu ngầm hạt nhân tấn công lớp Virginia của Mỹ.

4 lớp tàu sân bay mạnh nhất của Khối quân sự NATO 4 lớp tàu sân bay mạnh nhất của Khối quân sự NATO

Bên cạnh những siêu hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Mỹ, Hải quân Pháp và Anh cũng có trong tay 2 lớp tàu sân bay khác với sức mạnh rất đáng gờm.

Khiếm khuyết lớn về lực lượng không quân hạm

Đợt huấn luyện này cũng cho thấy sự hình thành cuối cùng biên chế tổ chức của liên đội không quân hạm. Tàu Liêu Ninh sẽ được trang bị 12 trực thăng (trong đó bao gồm 4 chiếc cảnh báo sớm Z-18J, 6 chiếc trực thăng chống ngầm Z-18F và 2 chiếc trực thăng tìm kiếm và cứu hộ Z-9C), 24 chiếc máy bay chiến đấu J-15 (phiên bản nhái của Su-33 trang bị trên tàu sân bay Nga)

Trực thăng Z-18J là một phiên bản cảnh báo sớm thuộc dòng trực thăng thế hệ mới Z-18, được trang bị radar có thể phát hiện máy bay ngoài tầm 150 km. Rất có khả năng nó được cải tiến từ phiên bản trực thăng dòng Z-8, tuy nhiên chưa thể xác định chính xác được điều này và tính năng của nó cũng chưa hề được kiểm nghiệm thực tế.

Trực thăng chống ngầm thế hệ mới nhất Z-18F của Trung Quốc

Trực thăng chống ngầm thế hệ mới nhất Z-18F của Trung Quốc

Trong đó, Z-18F là loại máy bay trực thăng săn ngầm đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo, có thể phát huy tác dụng ít nhất là về mặt khái niệm. Nó có trọng lượng 13 tấn, trang bị thiết bị định vị thủy âm, 32 phao sonar và 4 quả ngư lôi săn ngầm (235 kg ≈ 517 pound).

Đối với đa số tàu chiến Trung Quốc, trực thăng săn ngầm Z-18F quá nặng và không thể mang theo, chỉ có thể đưa lên tàu sân bay và tàu đổ bộ cỡ lớn (tương tự tàu sân bay). Về nguồn gốc, nhiều chuyên gia quân sự khẳng định Z-18F rõ ràng là phiên bản nâng cấp của Z-8F trước đây.

Trực thăng Z-9 nặng 4 tấn, tải trọng hiệu quả đạt 2 tấn. Trung Quốc đã chế tạo hơn 200 trực thăng Z-9, trong đó phần lớn là máy bay trực thăng vũ trang, trang bị 2 khẩu pháo 23 mm, ngư lôi, tên lửa chống tăng và tên lửa không đối không.

Máy bay trực thăng vũ trang Z-9D có 4 quả tên lửa TL-10, còn máy bay trực thăng Z-9EC chỉ trang bị thiết bị săn ngầm. Trực thăng Z-9C là phiên bản phi vũ trang của máy bay trực thăng Z-9EC. Z-18 và Z-9 được nghiên cứu chế tạo trên nền tảng máy bay trực thăng Pháp, được sản xuất theo giấy phép từ trước đây khá lâu.

Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc bị chê là tính năng kém

Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc bị chê là tính năng kém

Hơn 10 năm qua, Trung Quốc kiên trì nghiên cứu phát triển máy bay chiến đấu J-15, đây là phiên bản trang bị cho tàu sân bay của máy bay chiến đấu Su-27 Nga, được định danh là máy bay chiến đấu Su-33. Trước đây, Nga đã từ chối xuất khẩu phiên bản tiêm kích hạm này cho Trung Quốc.

Nga cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đã từng nhái theo máy bay chiến đấu Su-27, để chế tạo phiên bản máy bay chiến đấu quốc nội J-11, đồng thời không muốn nhập Su-33 với số lượng lớn mà chỉ muốn đặt mua 2 chiếc để đưa ra “đánh giá” - thực chất là mổ xẻ để làm nhái. Tuy nhiên, đến năm 2001 Trung Quốc cuối cùng cũng mua được 1 chiếc Su-33 từ Ukraine.

Khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, Ukraine đã kế thừa 1 lô máy bay chiến đấu Su-33 từ Liên Xô cũ (phiên bản Ukraine được định danh là T-10K). Đồng thời với việc mua tàu sân bay Varyag về sửa chữa lại và “nhòm ngó” trung tâm huấn luyện tiêm kích hạm Nitka trên bán đảo Crimea, Trung Quốc đã sở hữu được chiếc máy bay này và mang nó về nhà.

Sau khi nghiên cứu, mổ xẻ chiếc T-10K của Ukraine, 12 năm sau, lô máy bay chiến đấu J-15 đầu tiên được trang bị vào năm 2013. Hiện Trung Quốc mới chế tạo được số lượng ít chủ yếu để huấn luyện và thử nghiệm các tham số, tính năng của nó để điều chỉnh, cải tiến thiết kế.

Trung Quốc hiện đang thiếu một máy bay cảnh báo sớm trên hạm như E-2C-Hawkeye của Mỹ

Trung Quốc hiện đang thiếu một máy bay cảnh báo sớm trên hạm như E-2C-Hawkeye của Mỹ

Vì thế, những chiếc tiêm kích hạm thực sự trên hàng không mẫu hạm tương lai của Trung Quốc không phải là những chiếc J-15 hiện nay mà sẽ là những phiên bản được cải tiến, nâng cấp sau những thử nghiệm hiện đang được tiến hành trên tàu sân bay Liêu Ninh.

Tuy nhiên điểm yếu lớn nhất của lực lượng không quân hạm Trung Quốc là hiện còn thiếu máy bay cảnh báo sớm và máy bay tác chiến điện tử trên hạm, đồng thời cũng khiếm khuyết sự yểm trợ của một loại máy bay săn ngầm cánh cố định, cất cánh từ đất liền.

Nếu thiếu sự hỗ trợ của các loại máy bay này, tàu sân bay Trung Quốc có thể sẽ bị hạ chỉ sau 1 cú đánh đầu tiên của đối thủ. Tất cả các phương tiện tấn công trên không, trên mặt nước và đặc biệt là dưới đáy biển của đối phương đều có thể tấn công Liêu Ninh từ mọi hướng mà nó không hề biết trước.

Đây là những nhược điểm mà trong một thập niên nữa Trung Quốc cũng chưa chắc đã có thể khắc phục được, vì thế hiện nay nó không thể được coi là một phương tiện tác chiến, thông tin cho rằng Liêu Ninh chỉ đơn thuần là một phương tiện huấn luyện là hoàn toàn chính xác.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại