Tại sao Việt Nam lại không còn dùng chữ HQ trên số hiệu tàu hải quân?

Chuyên gia quân sự Minh Quân |

Đây là việc làm đúng đắn nhằm góp phần giúp Hải quân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Nhóm chuyên gia quân sự công bố đáp án và trao giải như sau.

ĐÁP ÁN:

Quân chủng Hải quân của Quân đội nhân dân Việt Nam hay còn gọi là Hải quân nhân dân Việt Nam được thành lập ngày 07/5/1955 theo quyết định của Bộ Quốc phòng với tên gọi ban đầu là Cục Phòng thủ bờ bể.

Ngày 24 tháng 8 năm 1955, những chiếc tàu chiến đấu đầu tiên thuộc Quân chủng Hải quân chính thức xuất hiện trong Lễ thành lập hai thuỷ đội Sông Lô và Bạch Đằng.

Hai thuỷ đội này được trang bị 24 ca nô vỏ gỗ lắp máy GMC và trang bị vũ khí bộ binh. Khi ấy, các ca nô này được đánh số hiệu gồm 5 số.

Sau đó, với sự giúp đỡ của các nước bạn, Hải quân Việt Nam đã được trang bị thêm những lại tàu chiến đấu hiện đại hơn như tàu tuần tiễu 50 tấn, 100 tấn, tàu săn ngầm 200 tấn, tàu phóng lôi vỏ gỗ, vỏ nhôm,…

Lúc này, các tàu chiến của Hải quân được mang số hiệu gồm 1 chữ cái “T” và 3 con số đằng sau.

Sau ngày thống nhất đất nước, nhằm xây dựng quân đội chính quy, các tàu chiến đấu và phục vụ chiến đấu của Hải quân được ký hiệu bởi 2 chữ cái “HQ” và 3 chữ số đằng sau, ở giữa có gạch ngang. Các ca nô được mang chữ “HQ” và dùng 4 chữ số làm số hiệu.

Bắt đầu từ tháng 1 năm 2015, các tàu chiến đấu và phục vụ chiến đấu của Hải quân nhân dân Việt Nam thống nhất bỏ chữ “HQ” và chỉ dùng chữ số làm số hiệu.

Đây là việc làm đúng đắn nhằm góp phần giúp Hải quân Việt Nam tiến lên chính quy, hiện đại cũng như phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Ngoài ra, việc bỏ đi hai chữ “HQ” này còn để tránh việc trùng số hiệu với các tàu thuộc lực lượng Hải quan cũng có ký hiệu “HQ”.

TRAO GIẢI:

Bạn đọc Lê Chí Hiếu lại một lần nữa được trao giải. Xin chúc mừng bạn.

Phần bình luận của bạn đọc Lê Chí Hiếu (18h01, ngày 05-11-2015) như sau:

Vấn đề đổi tên này lý do chính thức cũng khá ít người biết được mặc dù nó là thông tin khá phổ thông (có lẽ truyền thông mình hơi thiếu sót chăng?).

Nó là kết quả của sự thống nhất cao quốc tế, điển hình là khối Asean trước nhu cầu thống nhất tăng tính đoàn kết đối phó với thế lực Trung Quốc đang gây ra hiện nay,nhất là biển Đông.

Mặt khác Hải quân nhận dạng hạm tàu theo các đặc trưng riêng của nó như kích thước, hình dáng, tốc độ,....bằng các trang thiết bị đặc chủng. Có phải như thời thuyền buồm bắn nhau bằng đại bác đâu mà phải nhìn cờ, nhìn...biển số.

Tuần dương hạm Piere Đại đế của Nga cũng chỉ sơn số hiệu 099 thôi. Không riêng gì HQ Mỹ, các nước trên TG đều áp dụng từ hồi Thế chiến rồi, đơn giản và hiệu quả trong tác chiến số và tác chiến đồ.

"Gần đây có thêm một điểm mới trong việc đặt tên, đó là các tàu hải quân đó là bỏ chữ HQ và dấu gạch ngang (-) ở đầu, thay vào đó chỉ giữ lại phần số. Cách làm này hoàn toàn hợp lý, ngắn gọn, dễ gọi (kể cả trong chỉ huy tác chiến) và theo thông lệ quốc tế.

Như vậy, có thể thấy việc chọn tên cho các tàu hải quân thế hệ mới đã được Quân chủng Hải quân và Bộ Quốc phòng cân nhắc rất kỹ, có tham khảo cách chọn của một số nước phát triển".

Mỗi nước có cách chọn tên riêng, nhưng tựu chung những cái tên đều thể hiện niềm tự hào, dù đó là tên danh nhân, danh tướng hay thành phố biểu tượng của họ.

Với Hải quân nhân dân Việt Nam trước thời điểm này, trước nay chưa có truyền thống và tiền lệ đặt tên cho từng tàu mà chỉ có số hiệu HQ cùng 2 hoặc 3 chữ số.

Tuy nhiên, khi tiếp nhận 2 tàu hộ vệ tên lửa hiện đại lớp Gepard 3.9 đặt đóng tại Nga vào năm 2011, lần đầu tiên các tàu thế hệ mới đã mang tên của những vị vua nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam.

Theo đó, 2 tàu này lần lượt được đặt tên là HQ-011 Đinh Tiên Hoàngvà HQ-012 Lý Thái Tổ, đây là 2 trong số những vị vua nổi tiếng và có công dựng nước, giữ nước lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Có thể nói mình hòa nhập phải tuân thủ cái chung và hiệu quả tổng thể,không thể khư khư nét riêng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại