Sự trỗi dậy của Hải quân Nga

Yêu cầu về việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang Nga, đặc biệt là Lực lượng Hải quân của Tổng thống Vladimir Putin đã được hưởng ứng mạnh mẽ.

Theo Tom Fedyszyn, người đứng đầu nhóm nghiên cứu về Nga-châu Âu tại Học viện chiến tranh Hải quân Mỹ, các nhà phân tích hải quân trong một lúc nào đó đã cho rằng: Hải quân Liên bang Nga (RFN) thời Chiến tranh lạnh đang ở vị thế ngang ngửa với Hải quân Mỹ thì sau đó đã rơi vào tình trạng lỗi thời trong thập kỷ đầu của thế kỷ 21.

Nhưng giờ đây sự suy giảm này đã chấm dứt và Hải quân Nga đang trở lại mạnh mẽ với việc tăng ngân sách đóng tàu mới, bổ xung thêm tàu chiến hiện đại và quan trọng nhất là việc tái triển khai lực lượng hải quân một thời đầy tự hào tại các vùng biển trên toàn thế giới.

Yêu cầu về việc hiện đại hóa lực lượng vũ trang Nga, đặc biệt là Lực lượng Hải quân, của Tổng thống Vladimir Putin đã được hưởng ứng mạnh mẽ. Có nhiều bằng chứng cho thấy nước này đang bắt tay vào các chương trình đóng tàu hải quân quy mô lớn.

Theo hãng tin RIA Novosti, RFN nhận thêm 36 tàu chiến hiện đại năm 2013 và chính phủ nước này đã công bố dành khoảng 4.000 tỉ rúp (132 tỷ USD) từ nay đến năm 2020 dành cho việc đóng các tàu chiến và tàu ngầm mới, chiếm khoảng một phần tư chi phí mua sắm trang bị vũ khí của Nga. Con số này lớn gấp vài lần so với ngân sách dành cho đóng tàu trước đây và gần bằng một nửa so với chi phí tương tự của Hải quân Mỹ.

Tàu chiến của Hải quân Nga.

Hiện Nga đang tích cực bắt tay vào thực hiện dự án tàu hộ vệ tàng hình 22350 (lớp Đô đốc Gorshkov) tàu khu trục với 5 chiếc được xây dựng tại St Petersburg và thêm 3 chiếc nữa đến trước năm 2018, dự án tàu khu trục tàng hình 11356 (Lớp Đô đốc Grigorovich) được xây dựng ở Kaliningrad, sẽ hoàn thành xong ít nhất là các thân tàu đến năm 2016.

Trong khi đó, một vài chiếc tàu hộ tống tàng hình thuộc dự án 20380 (lớp Steregushchiy) đã được biên chế cho Hải quân Nga và 3 chiếc khác đang được đóng tại 2 nhà máy đóng tàu khác nhau của nước này. Theo kế hoạch, có tổng số 18 tàu các loại kể trên và một lượng lớn các tàu hộ tống cỡ nhỏ và tàu tuần tra mang tên lửa – chủ yếu trang bị cho hạm đội Caspian - cũng sắp hoàn thành.

Tàu ngầm, luôn là một thế mạnh của ngành đóng tàu Liên Xô trước đây, vẫn là trọng tâm trong kế hoạch hiện nay của Nga. RFN không chỉ đã đưa tàu ngầm Yuri Dolgorukiy, chiếc đầu tiên của dự án 955 lớp Borei mới trong 8 chiếc tàu ngầm tên lửa đạn đạo hạt nhân dự kiến vào sử dụng, mà chiếc thứ 2 và thứ 3 - Aleksandr Nevsky và Vladimir Monomakh - cũng đang trải qua thử nghiệm trên biển.

Bên cạnh đó, tàu ngầm tấn công hạt nhân Severodvinsk thuộc dự án 885 (lớp Yasen)-  cũng đang được thử nghiệm trên biển trong tổng số 8 chiếc theo kế hoạch sẽ được chế tạo từ nay đến năm 2020. Ngoài ra, lần đầu tiên trong lịch sử, Hải quân Nga đã hiện đại hóa lực lượng của mình khi mua 2 chiếc tàu độ bộ lớp Mistral có lượng giãn nước 26.000 tấn từ Pháp, một thành viên của NATO.

Điều đáng chú ý là Hải quân Nga lại một lần nữa xuất hiện trên tất cả các đại dương của thế giới. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết đánh dấu sự biến mất gần như ngay lập tức của tàu chiến Nga. Trong 20 năm qua, việc triển khai tàu chiến của RFN bên ngoài lãnh hải của mình là một sự kiện hiếm có. Điều này giờ đã thay đổi. Tham mưu trưởng Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov, gần đây thường xuyên phát biểu về "sự hiện diện mở rộng trên biển” của các tàu chiến Nga.

Từ tháng 1 - 10/2013, tàu chiến RFN đã ghé thăm 96 cảng trên khắp thế giới, tăng 35% so với năm trước. Thời gian cơ động của các hạm đội Nga - có lẽ là chỉ số tốt nhất về sự sẵn sàng chiến đấu của một hạm đội - đã tăng 15 % so với năm 2012.

Hạm đội Nga cũng đang tiến hành các cuộc tập trận chung với nhiều quốc gia trong tất cả các đại dương trên thế giới, nhằm vừa rèn luyện kỹ năng chiến đấu và giới thiệu tàu chiến xuất khẩu tiềm năng.

Đáng chú ý nhất là sự mở rộng của Hải quân Nga tại khu vực Địa Trung Hải và Bắc Băng Dương. Biến đổi khí hậu toàn cầu cùng với nhu cầu khám phá dầu, khí đốt và khoáng sản ở Bắc Cực ngày càng tăng đã thu hút sự quan tâm của Hải quân Nga tại khu vực trên. Hình ảnh mang tính biểu tượng năm 2007 về một lá cờ của Nga cắm dưới đáy đại dương tại Bắc Cực là một thông điệp rõ ràng đối với thế giới.

Hiện tuyến đường biển phía bắc (kênh Bắc Băng Dương tiếp giáp với lãnh thổ Nga) đã được mở để thông thương trong nhiều năm qua, các hạm đội Biển Bắc, Peter Đại đế của Nga đã điều các nhóm tàu của mình tuần tra dọc theo tuyến đường này. Moskva cũng đã quyết định mở lại một căn cứ hải quân trên đảo Novosibirsk và xây dựng các cơ sở tìm kiếm cứu nạn dọc theo bờ biển Bắc Cực.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại