Siêu tên lửa châu Âu sẽ khoe sức mạnh trên biển TBD

Siêu tên lửa diệt hạm tiên tiến nhất và hiện đại nhất thế giới NSM sẽ tham gia bắn thị uy sức mạnh trên biển Thái Bình Dương.

Mùa hè này, các lực lượng hải quân thuộc khối đồng minh NATO sẽ thực hiện một cuộc tập trận trong vùng nước ấm và nông ở gần quần đảo Hawaii trong khuôn khổ cuộc tập trận RIMPAC 2014, trong đó sẽ có ít nhất là một chiến hạm của Hải quân Na Uy tham gia tập trận.

Theo Defense News, Hải quân Na Uy sẽ cử tàu hộ vệ tên lửa Fridtjof Nansen tham gia tập trận RIMPAC 2014, đồng thời sẽ thực hiện các vụ phóng thử loại tên lửa tấn công hải quân Kongsberg (NSM) thuộc loại tối tân số 1 thế giới để trình diễn khả năng phá hủy mục tiêu một con tàu của Hải quân Mỹ. Đó sẽ là lần bắn tên lửa NSM đầu tiên của Na Uy trong cuộc tập trận RIMPAC, kể từ khi loại tên lửa này được chính thức đi vào hoạt động trong năm 2012.

"Đó là một loại vũ khí rất tinh vi", Đô đốc Hải quân Na Uy, ông Tony Schei giải thích với phóng viên Defense News tại triển lãm Sea-Air-Space 2014 vừa diễn ra ở thủ đô Washington (Mỹ) vừa qua. Ông Schei chính là người được giao nhiệm vụ huấn luyện các thủy thủ của Na Uy cách sử dụng hệ thống vũ khí tấn công hải quân mới, ngoài ra, ông này cũng đang làm việc cùng với Kongsberg - công ty đã thiết kế và chế tạo ra loại siêu tên lửa mới NSM.

Biến thể tên lửa NSM đặt trên các bệ phóng cơ động trên mặt đất cũng đã được Na Uy đưa vào sử dụng.
Biến thể tên lửa NSM đặt trên các bệ phóng cơ động trên mặt đất cũng đã được Na Uy đưa vào sử dụng.

Theo Đô đốc Schei giải thích, đầu dò hồng ngoại của tên lửa NSM có thể phân biệt và nhận dạng được từng hình dáng của những tàu chiến riêng lẻ, cho phép nó tự động bỏ qua các mục tiêu dân sự như tàu cá, tàu hàng... để lựa chọn ra một tàu chiến của đối phương và tấn công phá hủy.

NSM có thể được lập trình để tấn công một con tàu đặc biệt, nhận dạng đúng mục tiêu từ hàng loạt những mục tiêu khác trên biển hay trên đất liền. Loại vũ khí này cũng có thể được điều khiển để bỏ qua những mục tiêu đặc biệt, hoặc bay đến một khu vực và tìm kiếm một mục tiêu trong một vùng biển đã định. Nếu không tìm thấy mục tiêu phù hợp, tên lửa sẽ tự hủy trên biển theo cách an toàn nhất.

Tên lửa NSM có chiều dài 9,7m; trọng lượng nặng 900 pounds (khoảng 408kg) và mang được một đầu đạn nặng 240 pounds (108kg). Đạn tên lửa được đặt trong những hộp phóng riêng lẻ để có thể cất giữ luôn trong đó trong thời gian 10 năm mà không cần bảo dưỡng.

"Vì thế, chúng tôi đã giữ tên lửa trong các hộp phóng suốt hơn 2 năm qua, và chúng vẫn chạy tốt", ông Schei nói.

Khái niệm chiến hạm tuần duyên LCS Independence của Hải quân Mỹ với mô đun 6 hộp phóng tên lửa chống hạm NSM được giới thiệu tại triển lãm Sea-Air-Space.
Khái niệm chiến hạm tuần duyên LCS Independence của Hải quân Mỹ với mô đun 6 hộp phóng tên lửa chống hạm NSM được giới thiệu tại triển lãm Sea-Air-Space.

Các hộp phóng cho tên lửa NSM có thể được sửa đổi thành rất nhiều kiểu khác nhau, từ việc lắp đặt một và hai cho đến 6 hoặc 8 chiếc liền nhau, tùy theo cấu hình. Như tại triển lãm Sea-Air-Space, Kongsberg đã giới thiệu 2 mô hình nâng cấp tàu chiến ven biển (LCS) của Hải quân Mỹ với tên lửa chống hạm NSM. Trong đó, ở tàu chiến LCS lớp Freedom sẽ được trang bị tổng cộng 12 tên lửa NSM, còn ở tàu chiến LCS lớp Independence được trang bị 6 tên lửa bố trí sau tháp pháo.

Ngoài ra, một biến thể tên lửa NSM trong các bệ phóng trên xe cơ động mặt đất cũng đã được Hải quân Na Uy đưa vào sử dụng. Kongsberg cũng đang phát triển một biến thể khác với kích thước nhỏ gọn hơn với tên gọi Joint Strike Missile (JSM) để có thể tích hợp lên máy bay chiến đấu tàng hình F-35 mà Không quân Na Uy mua của Lầu Năm Góc.

Kongsberg cũng nhận thấy rằng tên lửa JSM của họ có thể tích hợp vào hệ thống các ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS) Mk41, họ đang đề xuất thêm giải pháp như vậy cho các tàu chiến của Australia và Canada sử dụng.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại