Phi công Nga: J-31 của Trung Quốc chỉ được cái vỏ

Ngọc Hòa |

Trả lời câu hỏi của Thời báo Hoàn Cầu sau chuyến bay cùng J-31 tại triển lãm Chu Hải 2014, phi công lái Su-35 thẳng thắn: J-31 chỉ được cái vỏ.

Sau màn trình diễn tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 (China Airshow 2014), phóng viên thời báo Hoàn Cầu Trung Quốc đã có cuộc phỏng vấn viên phi công Sergei Bogdan- người điều khiển chiếc chiến đấu cơ Su-35 được tôn vinh là "Anh hùng của nước Nga", về dòng chiến đấu cơ thế hệ năm Su-35 của Nga với J-31 của Trung Quốc.

Sergei Bogdan đã rất thẳng thắn: “J-31 dòng chiến đấu cơ rất thú vị, rất hấp dẫn về ngoại hình. Tuy nhiên đến nay J-31 vẫn chưa thể xếp vào dòng chiến đấu cơ tiên tiến nhất trên thế giới”.

Màn trình diễn mất điểm của J-31 trong lần đầu ra mắt
Màn trình diễn 'mất điểm' của J-31 trong lần đầu ra mắt

Ông dẫn chứng, khi J-31 bay trình diễn trên bầu trời, đã lộ rõ vệt khói đen khá lớn ở động cơ, điều này chứng minh rằng năng lực tàng hình của nó không hề ghê gớm như tuyên bố.

Mặc dù Trung Quốc tuyên bố J-31 là tự sản xuất nhưng 'trái tim' của máy bay lại là động cơ RD-93 lại do Nga chế tạo. Lấy tiêu chuẩn máy bay thế hệ thứ tư để so sánh thì động cơ RD-93 dù an toàn và ổn định nhưng rõ ràng đã bị lỗi thời. Chính vì vậy, J-31 của Trung Quốc được cho là chỉ “hào nhoáng” còn chất lượng không như quảng bá.

Cũng tại Triển lãm Chu Hải 2014, lần đầu tiên Nga chính thức thông báo về chuyện sẽ bán động cơ RD-93 cho Trung Quốc để trang bị trên chiến đấu cơ J-31, nhưng thực chất loại động cơ này đã được Nga bán cho Trung Quốc từ những năm 2005.

Tính từ năm 2005 đến nay, Trung Quốc đã mua được 100 động cơ RD-93 của Nga với giá 238 triệu USD, sau đó tiếp tục đặt mua thêm 500 chiếc loại cải tiến, sau đó ngỏ ý muốn tiếp tục mua thêm 1000 chiếc nữa với giá hơn 3 triệu USD/bộ để phục vụ cho cả mục đích xuất khẩu máy bay chiến đấu.

Khói đen
Việc xả khói đen là điều không thể chấp nhận được với máy bay tàng hình.

Tuy nhiên, các thế hệ động cơ Nga bán cho Trung Quốc đều thuộc loại đã sản xuất theo công nghệ những năm 80 của thế kỷ trước, còn những thế hệ động cơ hàng đầu của Nga hiện nay là thuộc thế hệ AL-41F có công suất vượt trội so với thế hệ AL-31F và RD-93 thì Nga chưa bán cho bất kỳ cứ nước nào.

Nói về chuyện chiếc J-31 bay trình diễn tại China Airshow 2014 gặp sự cố bốc khỏi đen mù mịt được một số chuyên gia nhận định, đây là biểu hiện rõ nhất về sự lỗi thời của loại động cơ RD-93 mà Nga bán cho Trung Quốc.

Các vòng bay ban đầu tại buổi trình diễn mọi thứ có vẻ ổn sau chuyến cất cánh khá thất vọng. Tuy nhiên, sau đó đâu lại vào đấy, dòng khói đen liên tục phụt ra từ vòi phun động cơ của J-31.

Việc xả khói đen là điều không thể chấp nhận đối với một tiêm kích tàng hình, bởi điều này khiến độ bộc lộ của nó rất cao, giảm khả năng chống radar đối phương.

Vì vậy, tham vọng của Trung Quốc đưa J-31 (với động cơ RD-93) có thể cạnh tranh với F-35 của Mỹ trên thị trường thế giới là điều không mang tính thực tế.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại