Niềm kiêu hãnh của UAV Mỹ gặp nạn

Một chiếc máy bay không người lái phiên bản hải quân Predator B của Mỹ đã bất ngờ gặp nạn vào tối 27/1 trong khi đang làm nhiệm vụ tuần tra ngoài khơi bờ biển Nam California.

Theo Phát ngôn viên của Cục hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ Michael Friel, nhóm kỹ thuật điều khiển máy bay từ xa đã quyết định cho chiếc máy bay rơi xuống Thái Bình Dương sau khi không thể khắc phục được sự cố.

Ngay sau vụ tai nạn xảy ra, ngày 28/1, Cục hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ đã quyết định tạm dừng bay đối với toàn bộ phi đội máy bay không người lái của lực lượng này.

Được biết, Cục hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ hiện đang sở hữu phi đội máy bay không người lái gồm 10 chiếc được sử dụng để tuần tra và giám sát biên giới trên bộ với Mexico, Canada và đường bờ biển dọc nước Mỹ.

Chiếc máy bay trinh sát không người lái gặp nạn có giá trị 12 triệu USD và là một trong hai chiếc máy bay không người lái Predator B trang bị hệ thống radar được thiết kế đặc biệt chuyên hoạt động trên đại dương.

Được biết đây không phải là lần đầu tiên UAV Predator của Mỹ gặp nạn, hồi tháng 9/2011, một chiếc Predator đã gặp nạn tại Pakistan. Vị trí chiếc máy bay này rơi xuống là làng Zangara thuộc vùng Nam Waziristan gần biên giới với Afghanistan, vốn được Mỹ coi là nơi có trụ sở toàn cầu của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda.

Theo một quan chức an ninh tại Peshawar, một thành phố lớn tại vùng tây bắc Pakistan, chiếc máy bay này gặp nạn do gặp phải một số trục trặc kỹ thuật.

Đây là vụ rơi máy bay không người lái thứ hai tại Pakistan chỉ trong vòng một tháng. Trước đó một chiếc phi cơ không người lái làm nhiệm vụ giám sát được trang bị camera hôm 25/8 lao xuống vùng tây nam Pakistan.

Máy bay không người lái Predator được trang bị động cơ cánh quạt đẩy từ phía sau, động cơ Rotax 914 (4 thỳ, 4 xy lanh) 100 mã lực giúp nó có thể đạt vận tốc hơn 250 km/h. Chiều cao 2,1 m, dài 8,22 m, sải cánh chính 14,8 m với thiết kế giúp tạo thêm lực nâng, nhờ đó Predator có thể đạt độ cao hơn 7500 m.

Thân máy bay được làm từ hỗn hợp sợi carbon và kevlar (chất liệu thường được dùng trong áo giáp trống đạn). Bên dưới phần thân máy bay được bọc thêm các lớp nomex (vật liệu làm từ bọt gỗ ép, sử dụng trong quần áo lính cứu hỏa) nhằm cách nhiệt cho máy bay. Phần khung được làm từ sợi thủy tinh và sợi carbon, còn phần vỏ bên ngoài cùng được phủ 1 lớp nhôm.

Các cánh tà và cánh liệng trên cánh chính được phủ 1 lớp titan, ngoài ra còn một hệ thống có thể phun chất ethylene glycol lên cánh may bay giúp làm tan băng khi bay qua các vùng khí hậu khắc nghiệt. Mẫu Predator ban đầu được đặt tên là RQ-1 Predator, "R" để cho biết nhiệm vụ chính là trinh sát, "Q" nhằm chỉ mẫu máy bay không người lái, "1" để chỉ mẫu Predator đầu tiên. Sau này Không quân Hoa Kỳ có thêm 1 mẫu Predator nữa là MQ-1, "Q" để chỉ mẫu UAV này được trang bị tên lửa và có khả năng hỗ trợ chiến đầu bên cạnh việc trinh sát.

RQ-1 là phiên bản Predator đầu tiên, nó không được trang bị vũ khí và chỉ có nhiệm vụ trinh sát, do thám tình hình trước khi triển khai quân đội. Do có thiết kế phần thân nhỏ gọn, cùng vật liệu siêu nhẹ nên RQ-1 có khả năng mang thêm 204 kg nhiên liệu (khoảng 380 lít). Việc đem được lượng nhiên liệu lớn đồng nghĩa với phạm vi hoạt động rộng, cùng kích thước khá nhỏ và vận hành từ xa là những ưu điểm nổi bật của chiếc UAV này. RQ-1 có thể bay trinh sát trong vòng 24 h mới cần nạp nhiên liệu.

RQ-1 được trang bị những thiết bị giám sát hiện đại nhất. Với camera chính ở phía trước có góc quay rộng được sử dụng để xác định các mục tiêu. Camera có thể thay đổi độ mở ống kính, thu lại hình ảnh với màu sắc chân thực nhất.

Nhiệm vụ chính của chúng là ngăn chặn đối phương và tiến hành trinh sát có vũ khí. Ngoài ra, MQ-1 còn hoạt động như một đài quan sát di động trên chiến trường để hỗ trợ cho các đơn vị khác.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại