Nga ngụy trang tên lửa Iskander-M sau tuyên bố gây sốc

Khi Nga vừa tuyên bố ngừng triển khai Iskander-M thì truyền thông tung lên hàng loạt hình ảnh tên lửa đạn đạo chiến thuật này được ngụy trang.

Việc Nga triển khai tên lửa Iskander-M đã được hãng tin Ria-Novosti ngày 17/12 cho biết, theo đó, Nga xác nhận nước này đang triển khai tên lửa chiến thuật Iskander-M tại Kaliningrad, tỉnh giáp với các quốc gia Baltic và là thành viên của Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) gồm Estonia, Latvia và Lithuania.
Việc Nga triển khai tên lửa Iskander-M đã được hãng tin Ria-Novosti ngày 17/12 cho biết, theo đó, Nga xác nhận nước này đang triển khai tên lửa chiến thuật Iskander-M tại Kaliningrad, tỉnh giáp với các quốc gia Baltic và là thành viên của Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) gồm Estonia, Latvia và Lithuania.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: “Chúng tôi sẽ triển khai tên lửa Iskander-M ở nơi chúng tôi muốn” và khẳng định, việc triển khai này không xâm phạm bất cứ thỏa thuận hay hiệp định quốc tế nào.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố: “Chúng tôi sẽ triển khai tên lửa Iskander-M ở nơi chúng tôi muốn” và khẳng định, việc triển khai này không xâm phạm bất cứ thỏa thuận hay hiệp định quốc tế nào.
Tuy nhiên, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Washington rất quan ngại về việc triển khai của Nga, đồng thời hối thúc Nga không có những bước đi có thể dẫn tới tình trạng bất ổn ở khu vực.
Tuy nhiên, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho biết Washington rất quan ngại về việc triển khai của Nga, đồng thời hối thúc Nga không có những bước đi có thể dẫn tới tình trạng bất ổn ở khu vực.
“Chúng tôi kêu gọi Nga không nên có những động thái làm bất ổn khu vực”, bà Harf nhấn mạnh.
“Chúng tôi kêu gọi Nga không nên có những động thái làm bất ổn khu vực”, bà Harf nhấn mạnh.
Ngoài Mỹ, các chuyên gia quân sự phương Tây cũng lo ngại rằng, các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tiên tiến nhất Iskander-M của Nga khi được triển khai ở giáp biên giới NATO sẽ đe dọa trực tiếp kế hoạch triển khai các thành phần của hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa (AMD) của Mỹ ở Đông Âu, giáp với lãnh thổ Nga.
Ngoài Mỹ, các chuyên gia quân sự phương Tây cũng lo ngại rằng, các tổ hợp tên lửa đạn đạo chiến thuật tiên tiến nhất Iskander-M của Nga khi được triển khai ở giáp biên giới NATO sẽ đe dọa trực tiếp kế hoạch triển khai các thành phần của hệ thống lá chắn phòng thủ tên lửa (AMD) của Mỹ ở Đông Âu, giáp với lãnh thổ Nga.

 

Trước phản ứng của Mỹ và phương Tây, Tổng thống Nga Putin đã phủ nhận việc triển khai tên lửa Iskander-M ở Kaliningrad. Theo đó, ngày 19/12/2013, khi trả lời các phương tiện truyền thông, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ nói rằng Nga chưa triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật Iskander-M ở bán đảo Kaliningrad, nơi nằm ngay sát không phận các nước thành viên NATO. Ông Putin nhấn mạnh: “Chúng tôi (Nga) chưa có quyết định nào như vậy“.
Trước phản ứng của Mỹ và phương Tây, Tổng thống Nga Putin đã phủ nhận việc triển khai tên lửa Iskander-M ở Kaliningrad. Theo đó, ngày 19/12/2013, khi trả lời các phương tiện truyền thông, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ nói rằng Nga chưa triển khai tên lửa hạt nhân chiến thuật Iskander-M ở bán đảo Kaliningrad, nơi nằm ngay sát không phận các nước thành viên NATO. Ông Putin nhấn mạnh: “Chúng tôi (Nga) chưa có quyết định nào như vậy“.
Liên tiếp những tuyên bố trái ngược được các nhà lãnh đạo Nga đưa ra về vấn đề này khiến người ta càng nghi ngờ và đặt dấu hỏi tại sao lại có những thông tin bất nhất như vậy.
Liên tiếp những tuyên bố trái ngược được các nhà lãnh đạo Nga đưa ra về vấn đề này khiến người ta càng nghi ngờ và đặt dấu hỏi tại sao lại có những thông tin bất nhất như vậy.
Sau tuyên bố này, hình ảnh tên lửa Iskander-M ngụy trang rất cẩn thận trong quá trình huấn luyện của các đơn vị vận hành các tổ hợp này được công bố. Theo một số chuyên gia, có thể sau phản ứng mạnh được Mỹ và một số nước trong khối NATO phát đi, kế hoạch triển khai Iskander-M của Nga vẫn không thay đổi, tuy nhiên nó được Nga triển khai một cách bớt ồn ào hơn trước.
Sau tuyên bố này, hình ảnh tên lửa Iskander-M ngụy trang rất cẩn thận trong quá trình huấn luyện của các đơn vị vận hành các tổ hợp này được công bố. Theo một số chuyên gia, có thể sau phản ứng mạnh được Mỹ và một số nước trong khối NATO phát đi, kế hoạch triển khai Iskander-M của Nga vẫn không thay đổi, tuy nhiên nó được Nga triển khai một cách bớt ồn ào hơn trước.
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander-M có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài. Iskander-M là tên lửa sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg. Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Do vậy, Iskander-M được coi là loại vũ khí quan trọng nhất để Nga có thể mặc cả với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander-M có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài. Iskander-M là tên lửa sử dụng một tầng nhiên liệu đẩy, trang bị hệ thống dẫn đường đầy đủ, chiều dài của tên lửa là 7,2 m, đường kính 0,95 m, trọng lượng phóng 3,8 tấn, đầu đạn nặng 380 kg. Đặc biệt, tên lửa có thể tấn công các mục tiêu của đối phương với độ chính xác CEP chỉ 2 m. Do vậy, Iskander-M được coi là loại vũ khí quan trọng nhất để Nga có thể mặc cả với Mỹ về hệ thống phòng thủ tên lửa ở Đông Âu.
Có hai biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km. Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân. Như vậy, từ Leningrad, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở Cận Baltic và phía Đông Ba Lan, từ lãnh thổ Belarus – tiêu diệt các mục tiêu ở vùng trung tâm Ba Lan, từ Kaliningrad – tiêu diệt các mục tiêu ở Đức.
Có hai biến thể sửa đổi, đó là biến thể Iskander-E cho xuất khẩu, đạt tầm bắn tối đa 280 km, tầm bắn tối thiểu 50 km; biến thể Iskander-M được Quân đội Nga sử dụng, có tầm bắn lên tới 450 - 500 km. Iskander-M có thể mang cả đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân. Như vậy, từ Leningrad, tên lửa có thể tiêu diệt các mục tiêu ở Cận Baltic và phía Đông Ba Lan, từ lãnh thổ Belarus – tiêu diệt các mục tiêu ở vùng trung tâm Ba Lan, từ Kaliningrad – tiêu diệt các mục tiêu ở Đức.

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại