Sau khi được phóng theo chương trình lập sẵn, LRASM, do Hãng chế tạo Lockheed Martin chế tạo, chuyển sang chế độ bay tự động nhờ sử dụng đầu cảm biến và đánh trúng một mục tiêu giả định đang di chuyển trên biển đúng như kịch bản.
Di chuyển một quả tên lửa LRASM đến máy bay ném bom B-1B. Ảnh: theaviationist
Vụ thử được thực hiện dưới sự hỗ trợ từ Cơ quan nghiên cứu phát triển các dự án quốc phòng tiên tiến (DARPA) và Văn phòng Nghiên cứu Hải quân Mỹ (ONR).
Theo ông Mike Fleming, Quản lý chương trình LRASM của Lockheed Martin, vụ thử thành công mới nhất tiếp tục minh chứng cho tính ổn định cũng như khả năng tác chiến của tên lửa.
Nhân viên kỹ thuật tiến hành lắp đặt LRASM lên máy bay ném bom B-1B. Ảnh: theaviationist
Được phát triển trên nền tảng tên lửa hành trình tầm xa không-đối-đất phiên bản cải tiến JASSM-ER, LRASM được tích hợp thêm nhiều công nghệ điện tử, động lực, liên lạc mới và hứa hẹn trở thành vũ khí chủ lực của Không quân và Hải quân nước này.
Ngoài ra, Lockheed Martin cũng đưa ra khái niệm về một biến thể của LRASM cho tàu ngầm.
LRASM áp dụng sâu công nghệ vật liệu composite để có thể giảm mạnh bức xạ ra-đa của tên lửa và tăng cường tính tàng hình, từ đó nâng cao khả năng đột phá phòng không, gây bất ngờ cho đối phương.
Điểm nổi bật của tên lửa LRASM là hệ thống dẫn hướng rất độc đáo.
Nó có thể nhắm mục tiêu một cách độc lập mà không cần sự hỗ trợ trước của các thông tin tình báo hay các phương tiện khác.
Với đầu đạn nặng 453kg đủ sức nhấn chìm bất kỳ chiến hạm mặt nước nào và tầm bắn đạt 370km, LRASM có thể sánh vai cùng với các tên lửa hiện đại của Nga.
Trước đó, Quân đội Mỹ đã thử thành công loại tên lửa này vào tháng 8 và 11-2013.