Mỹ điều tiêm kích chuyên bắn hạ máy bay tới sát Syria để làm gì?

Hải Vy |

Theo nhà báo David Axe, điều kỳ lạ là các máy bay chiến đấu F-15C của Mỹ chỉ trang bị vũ khí không-đối-không, trong khi IS không hề có máy bay.

Mục tiêu thực sự

Mỹ đã điều đến Thổ Nhĩ Kỳ các máy bay chiến đấu F-15C, trên danh nghĩa là phục vụ cuộc chiến chống IS.

Tuy nhiên, trong bài viết trên tờ The Daily Beast, nhà báo quốc phòng David Axe nhận định, những chiến đấu cơ này chỉ trang bị các vũ khí không-đối-không, trong khi IS không hề có máy bay. Điều này có nghĩa, đối thủ thực sự của chúng rất có thể là Nga.

12 chiến đấu cơ chuyên tác chiến không đối không này có vẻ là để bảo vệ các máy bay khác của Mỹ và đồng minh trước loạt chiến đấu cơ Nga đang thực hiện nhiệm vụ ở Syria.

Lầu Năm Góc đã thông báo quyết định triển khai 12 chiếc F-15C tới Incirlik (Thổ Nhĩ Kỳ) trong tuần trước.

Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Laura Seal cho biết, động thái này là nhằm “đảm bảo an toàn” cho các đồng minh NATO của Mỹ.

Theo đó, các máy bay F-15 với 8 tên lửa không-đối-không sẽ hỗ trợ Không quân Thổ Nhĩ Kỳ tuần tra khu vực biên giới với Syria, ngăn chặn các máy bay và trực thăng Syria “đi lạc” vào lãnh thổ nước này.

Nhưng khả năng lớn hơn là F-15 sẽ hộ tống các máy bay chiến đấu và ném bom khi chúng tấn công các phiến quân IS ẩn nấp gần khu vực triển khai của quân đội chính phủ Assad và các máy bay chiến đấu Nga.

Từ đầu tháng 10, hai lực lượng này đã tiến hành nhiều đợt oanh kích các mục tiêu IS và các nhóm quân nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn để chống lại quân chính phủ Syria.


Theo David Axe, F-15 mang theo vũ khí không-đối-không và các phi công của họ được huấn luyện tăng cường để bắn hạ máy bay chiến đấu của đối phương.

Theo David Axe, F-15 mang theo vũ khí không-đối-không và các phi công của họ được huấn luyện tăng cường để bắn hạ máy bay chiến đấu của đối phương.

Bà Seal từ chối cung cấp thông tin chi tiết nhưng úp mở về mục đích thực sự của đợt triển khai: “Tôi không hề nói nó không nhằm vào Nga”.

Lực lượng không quân Nga ở tây Syria bao gồm một số tiêm kích Su-30, chúng về cơ bản là các máy bay chiến đấu không-đối-không.

Việc Nga đưa Su-30 đến Syria làm dấy lên nhiều nghi ngờ. Mặc dù Moscow khăng khăng rằng lực lượng của họ chỉ đến Syria để đánh IS nhưng tổ chức này không hề có máy bay để Nga phải điều động đến Su-30.

Những chiếc F-15 mà Không quân Mỹ điều đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là các máy bay chiến đấu đầu tiên trong khu vực chuyên về tác chiến trên không.

Các loại máy bay khác (máy bay tấn công và ném bom mà Mỹ đã triển khai), gồm F-22, F-16, A-10 và B-1 được trang bị các loại bom và tên lửa không-đối-đất, chúng tập trung vào nhiệm vụ tấn công phiến quân trên bộ.

Ngược lại, F-15 chỉ mang theo vũ khí không-đối-không và các phi công của họ được huấn luyện tăng cường để bắn hạ máy bay chiến đấu của đối phương.

Đáng lưu ý là, F-15C chưa từng được triển khai đến Afghanistan hay tham gia vào chiến dịch cho Mỹ dẫn đầu tại Iraq.

Ngoài các máy bay chiến đấu tại Jordan, Kuwait, UAE và các tiêm kích của Hải quân, Thủy quân lục chiến Mỹ trên tàu sân bay, Không quân Mỹ gần đây đã điều động thêm một số cường kích A-10, máy bay cứu hộ và trực thăng tới Incirlik.

 

Giả định F-15C bắn hạ máy bay Nga

Chiến lược mới của Mỹ?

Hôm 30/10, một quan chức giấu tên của Lầu Năm Góc cho biết, Incirlik và lực lượng máy bay chiến đấu được tăng cường tại đây sẽ là chìa khóa dẫn đến một chiến lược mới của Mỹ tại Syria.

Chẳng hạn, nếu được thiết lập, vùng cấm bay tại bắc Syria, gần biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ phải được duy trì bằng các máy bay có khả năng đối phó các chiến đấu cơ Nga và Syria.

Song, vùng cấm bay này có thể khiến F-15 và các máy bay khác của Mỹ phải đối đầu trực tiếp với máy bay Nga, mặc dù trên danh nghĩa, cả 2 lực lượng không quân đều có mục tiêu tấn công chung là IS.

Mỹ và Nga đã tiến hành nhiều nỗ lực để tránh va chạm nhưng lại không hợp tác trong chiến dịch tại Syria. Thay vào đó, các phi công Nga và Mỹ luôn đề phòng đối phương khi tiến hành các đợt tấn công độc lập.

Việc Mỹ triển khai F-15 đã làm dấy lên nguy cơ xảy ra chạm trán giữa các máy bay của liên minh do Mỹ dẫn đầu và máy bay Nga tại Trung Đông, dù động thái gây leo thang như vậy là vô tình hay cố ý.


Máy bay Nga, Mỹ có lúc chỉ cách nhau 20 dặm

Máy bay Nga, Mỹ có lúc chỉ cách nhau 20 dặm

Đầu tháng 10 vừa qua, tờ The Sunday Times dẫn lời một quan chức quân đội giấu tên của Anh cho biết, các máy bay chiến đấu của Không lực Anh (RAF) được phép bắn hạ máy bay chiến đấu Nga tại Syria và Iraq nếu bị bắn hoặc phía đối phương có hành động đe dọa.

Tuy nhiên, chính phủ Anh đã nhạn chóng bác bỏ thông tin này.

Theo các quan chức Mỹ, các chiến đấu cơ Nga từng theo dõi và áp sát các máy bay do thám MQ-1 Predator của Mỹ khi chúng hoạt động tại khu vực do IS kiểm soát ở Syria (trong đó có sào huyệt của chúng ở Raqqa) và khu vực biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng trong quá trình hoạt động tại Syria, máy bay chiến đấu Nga – Mỹ có lúc chỉ cách nhau 20 dặm (khoảng 32km). Tại khoảng cách này, các phi công Mỹ có thể nhận dạng các máy bay Nga qua pod chỉ thị mục tiêu.

Điều đó làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc gây ra những hiểu lầm dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

*** Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà báo David Axe.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại