Kỳ 4: Nếu gắn tên lửa Yakhont/Brahmos, Su-30 của VN bao quát toàn biển Đông

Hà Dũng |

(Soha.vn) - Sự kết hợp giữa” tia chớp” Yakhont/Brahmos và “hổ mang chúa” Su-30 tạo ra một đòn đánh mạnh mẽ, gần như tức thì với vùng biển bao la.

Hai năm qua, Trung Quốc tăng cường phô trương thanh thế quân sự, đe dọa láng giềng. Tuy nhiên, những người am hiểu quân sự thì “con ngáo ộp” Trung Quốc chưa dọa được ai. Trái lại, trên thế giới có rất nhiều loại vũ khí khiến Trung Quốc phải run sợ. Loạt bài của chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu về các loại vũ khí này.

Tên lửa Yakhont/Brahmos có thể phóng từ các máy bay tiêm cường kích như Su-30, Su-33, MiG-29…Đây thực sự là một đòn đánh hết sức linh hoạt.

Khi phóng từ trên bờ, tên lửa Yakhont/Brahmos chỉ có thể đạt tầm xa 300 km tính từ bờ biển. Các tàu mặt nước, tàu ngầm bị giới hạn bởi tốc độ di chuyển khá chậm trên biển nên khi phóng từ các tàu chiến, tên lửa sẽ bị hạn chế phần nào tính năng, nhất là khi phải bảo vệ vùng biển rộng lớn.


	Tàu tên lửa Ezzat có tốc độ lớn nhất thế giới hiện nay 41 hải lý/h (76 km/h)

Tàu tên lửa Ezzat có tốc độ lớn nhất thế giới hiện nay 41 hải lý/h (76 km/h)

Trong khi đó, biến thể phóng từ máy bay có thể khắc phục được tất cả nhược điểm này.                                                                                                                                        Với thời gian phản ứng nhanh, tầm hoạt động của các loại máy bay dòng Su, MiG lên đến 1.500-2500 km, tên lửa Yakhont phóng từ máy bay có thể bao quát được cả một vùng đại dương bao la.

Các máy bay này chỉ cần đứng ngoài vùng hỏa lực của đối phương và tung ra đòn tấn công là có thể tiêu diệt được các tàu chiến.


	Quỹ đạo của Yakhont/Brahmos phóng từ máy bay

Quỹ đạo của Yakhont/Brahmos phóng từ máy bay

Phiên bản Yakhont phóng từ máy bay không cần động cơ phóng - tăng tốc mà lợi dụng luôn vận tốc của máy bay mang do đó khối lượng chỉ 2500 kg so với 3000 kg khi có cả động cơ phóng - tăng tốc. Chiều dài của phiên bản lắp đặt trên máy bay: 6.100mm trên Su-30 và 8.900mm trên Su-33.

Tên lửa Brahmos phiên bản phóng trên không của Ấn Độ có 2 loại, tên lửa Brahmos-1 được nghiên cứu chế tạo riêng cho máy bay chiến đấu Su-30MKI, năm 2013 bắt đầu thử nghiệm, tầm phóng vượt xa 300 km, bán kính tác chiến của Su-30MKI đạt 1.500 km, hầu như có thể vươn tới hầu hết các khu vực của Ấn Độ Dương.

Tên lửa Brahmos-3 phát triển cho máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K đang được nghiên cứu phát triển, trọng lượng nhẹ hơn, tầm phóng đạt 350 km.

Kỳ 4: Yakhont/Brahmos vươn xa với hổ mang chúa Su-30 - Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ
 

	Tiêm cường kích Su-30 và phiên bản tên lửa Yakhont phóng từ máy bay

Tiêm cường kích Su-30 và phiên bản tên lửa Yakhont phóng từ máy bay

 

Kỳ 4: Yakhont/Brahmos vươn xa với hổ mang chúa Su-30 - Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ
 
Kỳ 4: Yakhont/Brahmos vươn xa với hổ mang chúa Su-30 - Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ
 

	Su-30MKI và phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ máy bay của Không quân Ấn Độ

Tiêm cường kích Su-30MKI và phiên bản tên lửa BrahMos phóng từ máy bay của Không quân Ấn Độ

Kỳ 4: Yakhont/Brahmos vươn xa với hổ mang chúa Su-30 - Loại tên lửa Việt Nam khiến Trung Quốc run sợ
 

	Tên lửa BrahMos phóng từ máy bay Su - 30MK1 của Không quân Ấn Độ

Tên lửa BrahMos phóng từ máy bay Su - 30MK1 của Không quân Ấn Độ

Máy bay Su-27, Su-30MK2, Su-30MK2V của Việt Nam là những máy bay tiêm cường kích được chế tạo chuyên dùng cho nhiệm vụ tác chiến trên biển. Su-30MK2 vừa thực hiện tuần tra Trường Sa nhân dịp 30-4, có thể mang 5.270 kg nhiên liệu (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), thực hiện liên tục nhiệm vụ trong 4,5 giờ với phạm vi 3.000 km. Nếu được tiếp nhiên liệu trên không, nó có thể duy trì 10 giờ bay nhiệm vụ với tầm bay là 8.000 km. Vận tốc cực đại lên đến 2.120 km/h. Nếu bay ra và về không tiếp nhiên liệu thì Su-30MK2 có thể tác chiến trên quần đảo Trường Sa trong vòng 45 phút với đầy đủ vũ khí.

Hiện chưa thấy thông tin nào thể hiện Yakhont đã được trang bị trên các máy bay của Không quân Việt Nam. Nếu được sở hữu loại tên lửa này, các máy bay Su-27, Su-30 của Việt Nam sẽ gia tăng đáng kể sức chiến đấu, đảm bảo bao quát toàn bộ khu vực biển Đông.


	Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam tuần tra quần đảo Trường Sa tháng 4/2013

Máy bay Su-30MK2 của Không quân Việt Nam tuần tra quần đảo Trường Sa tháng 4/2013

 Mời các bạn đón đọc kỳ 5: Tên lửa hành trình Kh-35, sát thủ ẩn mình sau ngọn sóng.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại