Hủy giao tàu Mistral cho Nga, Pháp bị coi là bang thứ 51 của Mỹ?

Anh Tú |

Nga vừa lên tiếng Pháp phải giải quyết nhanh chóng thương vụ giao tàu Mistral.

Nga đưa ra hai giải pháp cho Pháp thực hiện.

Thứ nhất là giao tàu Mistral theo đúng hợp đồng ký kết giữa 2011. Thứ hai, nếu không giao tàu thì phải bồi thường hợp đồng cho Nga (ước tính 3 tỷ USD).

Báo chí Pháp cho rằng tổng thống Francois Hollande đang chịu “liên minh nhục nhã” với Mỹ khi quay lưng với Nga.

Nhà phân tích Roland Hureaux trên tờ Marianne cho biết:

“Như chúng ta đã biết, Pháp đã hoãn giao tàu Mistral cho Nga. Nếu hợp đồng bị hủy, Pháp sẽ hoàn trả lại tiền hợp đồng 2 tàu Mistral (hơn một tỷ euro) cùng tiền phạt rất nặng theo luật pháp quốc tế.

Nhưng mặt khác, Pháp đang chịu áp lực mạnh mẽ từ Mỹ và một số đối tác phương Tây (Vương quốc Anh và Đức) để không giao tàu cho Nga do sự căng thẳng giữa NATO và Nga.

Áp lực dành cho Hollande quá lớn và ông đang ngả về hướng Tây, mặc dù chưa công khai hủy hợp đồng.

Nếu ông đã công khai hủy giao tàu Mistral, Pháp không chỉ thiệt hại vụ này mà sẽ làm mất các khách hàng tiềm năng nào muốn mua vũ khí của Pháp, đặc biệt là giao dịch 126 máy bay Rafale cho Ấn Độ.

Tệ hơn nữa, “lòng trung thành” của Hollande với Mỹ sẽ khiến cả thế giới nhìn vào.

Ai sẽ coi trọng một quốc gia “nghe Mỹ hơn cả Anh” và thậm chỉ sẽ bị coi như là bang thứ 51 của Mỹ? Nước Pháp sẽ phải chịu một sự suy giảm giá trị trong quan hệ ngoại giao để lãnh khá nhiều hậu quả.

Ông Hollande là người chủ trương thắt chặt liên minh với Đại Tây Dương hơn so với các người tiền nhiệm.

Nhưng liên minh này còn hơn sự nhục nhã. Không nghi ngờ gì về việc ông đang đi theo định hướng của Mỹ nhằm làm suy yếu Nga nhưng Pháp lại chịu tổn thất để là vừa lòng nước khác.

Anh hầu như không che giấu sự ghen tị của mình khi không có chỗ đứng trong thị trường Nga. Đức cay đắng khi phải theo lệnh trừng phạt của Mỹ nên họ cũng muốn kéo Pháp vào chịu vạ chung.

Các nước châu Âu không suy nghĩ giống nhau trong lệnh trừng phạt với Nga.

Mỹ muốn kéo Pháp vào cuộc vì họ không bao giờ chấp nhận rằng Pháp trở thành đối thủ cạnh tranh trên thị trường vũ khí (ám chỉ Mỹ muốn Pháp hạ thấp uy tín sau vụ hủy giao tàu Mistral).

Trước đó, Trên đài phát thanh Europe 1, bà Marine Le Pen, lãnh đạo Mặt trận quốc gia - đối thủ chính trị của tổng thống Francoise Hollande nói rằng Pháp cần phải cân nhắc rời NATO sau vụ tàu Mistral.

Theo bà Marine Le Pen, vụ Pháp ký hợp đồng giao tàu Mistral cho Nga diễn ra trước khi có khủng hoảng Ukraine và Paris cần tuân thủ hợp đồng.

Bà thậm chí còn cho rằng, nếu vụ này có xảy ra trong hay sau khủng hoảng Ukraine thì Pháp vẫn nên hoàn thành hợp đồng vì quyền lợi quốc gia cần được đặt lên đầu tiên.

Bà chỉ trích chính quyền của ông Hollande hiện giờ quá yếu đuối khi không thể giữ được chính sách độc lập trong ngoại giao và quá lệ thuộc vào người Mỹ.

“Ông Hollande cho rằng việc hủy giao tàu Mistral cho Nga là vì trách nhiệm và bổn phận với các nước trong khối…

Cá nhân tôi cho rằng Pháp gia nhập OTAN (cách gọi NATO theo tiếng Pháp) là vì lợi ích quốc gia nhưng nếu việc làm thành viên khiến Pháp tổn hại lợi ích thì chúng ta có cần phải ở lại OTAN hay không?”, bà Le Pen đặt câu hỏi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại