Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot hết "đất dụng võ" ở Đức?

Quang Huy |

Trong thời gian tới, Đức có thể sẽ thay thế các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot bằng hệ thống phòng thủ MEADS mới.

Tờ Sueddeutsche Zeitung (Đức) dẫn một nguồn tin thân cận từ Bộ Quốc phòng Đức cho biết:

Bộ Quốc phòng Đức đã thông qua quyết định không tiếp tục sử dụng hệ thống phòng thủ tên lửa "Patriot" (MIM-104 Patriot) do Mỹ sản xuất và thay vào đó sẽ là hệ thống phòng thủ tên lửa MEADS (Medium Extended Air Defense System) tự sản xuất.

"Bộ Quốc phòng Đức có kế hoạch chuyển sang hệ thống phòng thủ tên lửa MEADS thay vì các hệ thống Patriot đang được sử dụng hiện nay" - tờ Sueddeutsche Zeitung cho hay.

Trong khi đó, hãng tin Sputnik (Nga) cho biết, theo lời một người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Đức hôm 15/5, Bộ Quốc phòng Đức vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc có mua các hệ thống phòng thủ MEADS hay không.

Theo nguồn tin này, quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra vào cuối tháng Sáu tới.

Hệ thống phòng thủ tên lửa MEADS. Ảnh: Lockheed Martin

Hệ thống phòng thủ tên lửa MEADS. Ảnh: Lockheed Martin

Giá trị của thỏa thuận tiềm năng này có thể lên tới 4 tỷ euro (4,5 tỷ USD), khiến nó trở thành một trong những hợp đồng mua sắm đắt đỏ nhất của Bộ Quốc phòng Đức trong những năm gần đây.

Theo Sputnik, hệ thống phòng thủ tên lửa MEADS do tập đoàn công nghệ Lockheed Martin hợp tác với Đức và Italia sản xuất.

Dự án MEADS được tiến hành vào giữa những năm 1990 để thay thế cho hệ thống phòng thủ Patriot tại Mỹ, Đức và hệ thống Nike Hercules ở Italy.

Tuy nhiên, vào năm 2011, Lầu Năm Góc cho rằng chương trình này đã không đáp ứng được "các mục tiêu chi phí và thời hạn" nên từ chối trang bị hệ thống MEADS cho quân đội Mỹ.

Năm 2011, Đức cũng từng tuyên bố sẽ không mua các hệ thống MEADS trong tương lai gần, dù đã đầu tư khoảng 1 tỷ euro vào dự án.

>>> “Rồng lửa” Patriot bất lực trước tên lửa Scud?

>>> Vì sao vũ khí Mỹ dần mất ngôi vị số 1?

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại