Harrier của Không quân Hoàng gia Anh gồm những phiên bản nào?

ĐTN |

Khi dự án P.1154 (RAF) bị hủy bỏ, Không quân Hoàng gia Anh tiếp tục theo đuổi một máy bay hỗ trợ cận chiến cất/hạ cánh thẳng đứng mới có tên là P.1127 (RAF).

Xem phần trước: Vì sao phiên bản Harrier siêu âm không được đưa vào sản xuất?

Phiên bản P.1127 (RAF)

Có tất cả 6 chiếc P.1127 (RAF) tiền sản xuất (XV276/281) được đặt hàng vào cuối năm 1965, đây là máy bay phản lực cất/hạ cánh thẳng đứng đầu tiên đưa vào sản xuất hàng loạt. Đến năm 1967, nó được đổi tên thành Harrier.


Máy bay tiền sản xuất P.1127 (RAF)

Máy bay tiền sản xuất P.1127 (RAF)

Với bề ngoài tương tự như Krestel, P.1127 (RAF) lắp động cơ Pegasus Mk 101 với một số cải tiến ở các lá cánh quạt, tuổi thọ động cơ là 600 giờ. Lực đẩy mạnh hơn 139% và nặng hơn 60% so với động cơ Pegasus 1 (BE.53/2).

Khung thân của P.1127 (RAF) có tuổi thọ 3.000 giờ bay, cánh chính rộng hơn Krestel và càng đáp được thiết kế khỏe hơn, chịu được 7,2 tấn so với 5,8 tấn của Krestel.

Ở P.1127 (RAF), tấm phanh gió đã đặt riêng dưới bụng máy bay thay vì kết hợp làm nắp che càng đáp như trên Krestel, một cần tiếp nhiên liệu trên không lắp ở cửa hút khí bên trái, P.1127 (RAF) được trang bị ghế phóng Baker Mk.9.

Giống như những máy bay chế tạo vào thập niên 1960, P.1127 (RAF) không có pháo lắp trong thân. Để bổ sung thiếu sót này, 2 pod pháo Aden 30 mm đã được lắp dưới bụng máy bay, ở hai bên giá treo vũ khí trung tâm. Hai khẩu pháo này mang được 120 viên đạn/khẩu, tốc độ bắn là 1.200 phát/phút.

P.1127 (RAF) có 5 giá treo vũ khí, 4 trên cánh chính và 1 dưới bụng. Do là máy bay cường kích hỗ trợ cận chiến nên P.1127 (RAF) mang được các loại bom không điều khiển, rocket và thùng nhiên liệu phụ, lúc này nó vẫn chưa được trang bị vũ khí có điều khiển.


P.1127 (RAF) vũ trang với 2 pháo Aden 30 mm dạng pod treo ngoài dưới bụng, 2 giàn phóng rocket Matra ở 2 giá treo trên cánh chính và 3 thùng dầu phụ ở 2 giá treo bên trong cánh chính và dưới giá treo trung tâm

P.1127 (RAF) vũ trang với 2 pháo Aden 30 mm dạng pod treo ngoài dưới bụng, 2 giàn phóng rocket Matra ở 2 giá treo trên cánh chính và 3 thùng dầu phụ ở 2 giá treo bên trong cánh chính và dưới giá treo trung tâm

P.1127 (RAF) là máy bay đầu tiên của Không quân Hoàng gia Anh có màn hình hiển thị trước mặt phi công (HUD) do Specto Division of Smiths Industries cung cấp, nó có thể hiển thị các thông số như tốc độ, độ cao và hướng bay.

Trong buồng lái còn có màn hình hiển thị bản đồ di chuyển, trang bị hệ thống dẫn đường quán tính Ferranti FE541.


Buồng lái của P.1127 (RAF), phần kính tròn là màn hình hiển thị bản đồ dẫn đường

Buồng lái của P.1127 (RAF), phần kính tròn là màn hình hiển thị bản đồ dẫn đường

Phiên bản cường kích Harrier G.R.1/Harrier G.R.1A

Chiếc đầu tiên trong 6 chiếc P.1127 (RAF) tiền sản xuất cất cánh ngày 31/8/1966 ở Dunsfold, cả 6 chiếc này được dùng để thử nghiệm. Sau đó, Không quân Hoàng Gia đặt mua 27 chiếc P.1127 (RAF) để đưa vào phục vụ, chúng được đổi tên thành Harrier G.R. Mark I hay còn gọi là Harrier G.R.1.

Chiếc Harrier G.R.1 đầu tiên cất cánh ngày 28/12/1967 ở Dunsfold do phi công Duncan Simpson điều khiển. Sau đó 20 chiếc đã được trang bị cho Phi đội Số 1 ở Wittering.


Harrier G.R.1

Harrier G.R.1

Trong quá trình hoạt động, Harrier G.R.1 được nâng cấp bằng động cơ Pegasus Mk 103 với một số cải tiến nhỏ cho lực đẩy mạnh hơn và đổi tên thành Harrier G.R.1A. Ngoài những chiếc G.R.1 được nâng cấp thành G.R.1A, Hawker còn sản xuất thêm 17 chiếc Harrier G.R.1A mới.


Harrier G.R.1A, phiên bản này chỉ khác G.R.1 ở phần động cơ

Harrier G.R.1A, phiên bản này chỉ khác G.R.1 ở phần động cơ

Phiên bản cường kích Harrier G.R.3


Harrier G.R.3

Harrier G.R.3

Vào năm 1973, Ferranti phát triển hệ thống dẫn đường - tấn công mới cho Harrier để giúp máy bay mang được vũ khí có điều khiển, bao gồm một thiết bị đo xa laser mới.

Hệ thống đo xa laser và đánh dấu mục tiêu (Laser Ranging and Marked-Target Seeking/ LRMTS) cho phép Harrier phát hiện và chỉ thị những đối tượng được đánh dấu bằng laser từ lực lượng mặt đất hoặc máy bay khác, hoặc tự hệ thống này sẽ đánh dấu mục tiêu.


Hệ thống đo xa laser và đánh dấu mục tiêu LRMTS trên Harrier G.R.3

Hệ thống đo xa laser và đánh dấu mục tiêu LRMTS trên Harrier G.R.3

Cùng thời điểm đó, Harrier cũng được trang bị thêm hệ thống ăng ten cảnh báo radar Marconi ARI.18223 lắp ở mép cánh đuôi đứng và phía đuôi, cung cấp vùng cảnh báo 360 độ xung quanh máy bay. Những chiếc Harrier G.R.1 và G.R.1A được cải tiến với hệ thống này mang tên Harrier G.R.3.


Hệ thống ăng ten cảnh báo radar Marconi ARI.18223 trên Harrier

Hệ thống ăng ten cảnh báo radar Marconi ARI.18223 trên Harrier


Harrier G.R.3 trang bị tên lửa AIM-9 Sidewinder

Harrier G.R.3 trang bị tên lửa AIM-9 Sidewinder

Harrier G.R.3 ngoài cải tiến bên trong, phần khung thân cũng có chút thay đổi: cánh chính thêm gốc cánh kéo dài (LERX) nhỏ, thùng nhiên liệu lớn hơn, hệ thống điện tử hàng không nâng cấp với khả năng mang tên lửa AIM-9 Sidewinder để phòng vệ và các loại bom dẫn đường bằng laser.

(Còn tiếp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại