Tuyên bố trên được Phó Tư lệnh Hải quân Nga Victor Badchuk khẳng định với báo giới ngày 3-7 trong khuôn khổ Hội chợ Hải quân quốc tế đang diễn ra tại Saint Peterburg.
Ông V. Badchuk đưa ra tuyên bố trên sau đề xuất của lãnh đạo Tổ hợp thiết kế Aurora, Konstantin Shilov về khả năng nối lại chương trình phát triển tàu ngầm cao tốc áp dụng công nghệ mới có tính năng tương tự như tàu ngầm thuộc Đồ án 661 thường được biết tới với biệt danh “Cá vàng”.
Tàu ngầm K-222 Goldfish.
Được biết, trong tháng 3-2015, Xưởng sửa chữa tàu thủy Ngôi sao đã hoàn thành công tác phân kim và tháo dỡ tàu ngầm K-222 Goldfish thuộc Đồ án 661.
K-222 là tàu ngầm duy nhất thuộc Đồ án 661 được đóng mới. Nó được hạ thủy ngày 21-12-1968. Với vai trò là tàu ngầm nguyên tử tấn công, chuyên làm nhiệm vụ diệt các hạm tàu sân bay của đối phương.
K-222 được trang bị tên lửa hành trình diệt hạm P-70 Amethyst và được giới chuyên gia quân sự nhận định là tàu ngầm có tốc độ di chuyển nhanh nhất thế giới. Khi lặn, K-222 có thể đạt tốc độ tới 42 hải lý/h, tương đương 80 km/h.
Tàu được làm hoàn toàn từ kim loại titanium miễn nhiễm với từ trường nên rất khó phát hiện ra trên biển. Tuy nhiên, do titanium là vật liệu khó tinh luyện nên giá thành đóng chiếc K-222 rất đắt. Biệt danh "Cá vàng" của K-222 cũng từ đây mà ra.
Cần nhấn mạnh rằng, cùng thời điểm đó, không quốc gia nào trên thế giới có thể đóng tàu ngầm hoàn toàn bằng titanium do vật liệu này có giá thành cao, thậm chí hơn cả vàng.
Nga có thể hoàn thành được tàu ngầm dạng này là do công nghệ tinh luyện quặng titanium dạng bột đặc biệt nên có thể luyện quặng ở quy mô lớn. Tới thời điểm hiện tại, Nga vẫn là quốc gia cung cấp titanium hàng đầu thế giới.