P1: Ngụy trang thời Thế chiến I: Cách Anh "che mắt" tàu ngầm Đức
P2: Ngụy trang thời Thế chiến II: Cuộc "đọ" quân phục Đức - Liên Xô
P3: Chiến tranh Lạnh và cuộc "cách mạng" quân phục ngụy trang
2 thành tố chính của ngụy trang kỹ thuật số
Những thiết kế ngụy trang hiện đại thường được gọi với cái tên "ngụy trang kỹ thuật số" do chúng được thiết kế với sự trợ giúp của các phần mềm chuyên dụng.
Những phần mềm ngoài việc giúp tạo các mảng họa tiết ngụy trang còn có vai trò tạo môi trường giả lập để thử nghiệm tính hiệu quả những mẫu này.
Một điểm đặc trưng dễ nhận biết nhất của ngụy trang kỹ thuật số là đa số được tạo ra từ những chấm vuông nhỏ tương tự những ô pixel trong màn hình vi tính hay ảnh kỹ thuật số.
Họa tiết dạng "pixel" này rất hiệu quả trong việc đánh lừa thị giác của con người, khiến cho đối tượng mặc đồ ngụy trang dễ hòa mình vào môi trường.
Hình ảnh dưới đây từ một cuộc thử nghiệm vào 2003 cho thấy sự khác biệt giữa MARPAT - một mẫu ngụy trang kỹ thuật số, so với ngụy trang đơn sắc và ngụy trang tiêu chuẩn Woodland của NATO vào thời điểm đó.
Tuy nhiên, ngụy trang kỹ thuật số không nhất thiết phải dựa trên thiết kế pixel. Ngược lại, không phải mẫu ngụy trang nào dùng những họa tiết ô vuông nhỏ cũng là ngụy trang kỹ thuật số.
Bất kỳ hình dạng nào cũng có thể được sử dụng trong tiểu họa tiết của thiết kế ngụy trang kỹ thuật số.
Những mẫu ngụy trang kỹ thuật số ban đầu thường dùng những ô vuông pixel vì nó đơn giản hơn những hình dạng phức tạp khác.
Mẫu ngụy trang kỹ thuật số thường gồm 2 thành tố chính.
Thành tố đầu tiên là thiết kế của những hoa văn chi tiết, được gọi là tiểu họa tiết. Chúng có tác dụng ngăn chặn bước phát hiện đối tượng bằng cách làm cho đối tượng hòa nhập vào môi trường xung quanh.
Thành tố thứ 2 là cách sắp xếp những mảng tiểu họa tiết này trên bộ quân phục nhằm gây khó khăn cho quá trình nhận dạng đối tượng, thông qua việc phá vỡ hình dáng đặc trưng của cơ thể người.
Một ví dụ đơn giản là những mảng họa tiết được sắp xếp theo dạng phi đối xứng, ngược với tính đối xứng của hình dáng cơ thể người.
Những thiết kế sơ khai của ngụy trang kỹ thuật số chủ yếu chỉ tập trung vào thành tố tiểu họa tiết. Tuy nhiên, các mẫu ngụy trang kỹ thuật số hiện đại đều kết hợp cả 2 thành tố này để cho hiệu quả tối đa.
Một số mẫu ngụy trang kỹ thuật số tiêu biểu
Mẫu thiết kế ngụy trang kỹ thuật số đầu tiên được sử dụng rộng rãi là CADPAT của Canada.
Nó cũng là khởi đầu của xu hướng chuyển dần từ các mẫu ngụy trang truyền thống sang ngụy trang kỹ thuật số trên thế giới.
Tuy nhiên, mẫu thử nghiệm đầu tiên ứng dụng thiết kế ngụy trang hiện đại là Dual-Tex, ra đời vào năm 1976.
Tác giả của Dual-Tex là trung tá, tiến sĩ người Mỹ Timothy O’Neill, người có thể được xem là người tiên phong trong lĩnh vực ngụy trang kỹ thuật số.
Mẫu thiết kế ngụy trang CADPAT
Bộ binh Canada với CADPAT
Sau khi CADPAT ra đời, nhiều nước khác đã áp dụng kiểu ngụy trang kỹ thuật số cho quân phục dã chiến của mình.
Thủy quân lục chiến Mỹ chuyển sang dùng quân phục ngụy trang kỹ thuật số MARPAT, từ năm 2002.
Nhiều chuyên gia xem MARPAT là một biến thể của CADPAT
Mẫu MARPAT dùng cho tác chiến ở sa mạc
Thiết kế ngụy trang kỹ thuật số tuy nhìn chung hiệu quả hơn kiểu ngụy trang truyền thống nhưng không thần kỳ tới mức một mẫu ngụy trang có thể phù hợp với mọi loại môi trường.
Năm 2004, lục quân Mỹ bắt đầu đưa vào sử dụng UCP, viết tắt của mẫu ngụy trang đa năng.
Vai trò của UCP là thay thế cho mọi thiết kế ngụy trang khác mà lục quân Mỹ đang sử dụng cho mọi loại môi trường, khí hậu khác nhau, từ rừng núi, đô thị đến sa mạc.
Tuy nhiên, thực tế chiến trường tại Afghanistan cho thấy một mẫu ngụy trang đa năng sẽ kém hiệu quả hơn những loại ngụy trang chuyên biệt cho từng môi trường.
Do đó, lục quân Mỹ phải tạm thời dùng mẫu ngụy trang khác, có tên gọi MultiCam, cho chiến trường Afghanistan.
UCP tại chiến trường Afghanistan
MultiCam là đại diện tiêu biểu cho thế hệ tiếp theo của ngụy trang kỹ thuật số. Tuy nó không dùng những ô pixel nhưng vẫn được thiết kế bằng các phần mềm chuyên dụng.
Bên cạnh đó, MultiCam cũng tiêu biểu cho xu hướng mà trong đó mẫu ngụy trang do các hãng tư nhân thiết kế và cung cấp.
Công ty tạo ra MultiCam cũng đồng thời cung cấp mẫu ngụy trang mới cho quân đội Anh, và một số đơn vị đặc nhiệm của FSB và Bộ nội vụ Nga.
Quân đội Anh tại Afghanistan với MTP, một biến thể của MultiCam
Nga giới thiệu mẫu quân phục ngụy trang kỹ thuật số của mình vào năm 2008, với dự định thay thế cho mẫu ngụy trang tiêu chuẩn Flora. Vì vậy, nó còn được gọi là Flora kỹ thuật số.
Quân phục ngụy trang "Flora kỹ thuật số"
Binh lính Nga với "Flora kỹ thuật số" tại sân bay Sevastopol trong cuộc khủng hoảng Crimea