Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ ngày 06/06 tới, 2 nước đang ở vào ranh giới một cuộc xung đột địa - chính trị. Như các chính trị gia từng nói, sự quật khởi của Trung Quốc là một giá trị truyền thống và sẽ thách thức địa vị bá chủ của Mỹ. Thế nhưng, tiếng nói của lịch sử cho thấy, những siêu cường đang thống trị sẽ không bao giờ từ bỏ địa vị của mình.
Địa - chính trị dường như là một trò chơi xung quanh con số 0, nếu Trung Quốc có thể xuyên phá hoặc sao chép được máy bay phản lực, tên lửa, UAV và các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, địa vị bá chủ của Hoa Kỳ sẽ bị xói mòn, kẻ hưởng lợi trực tiếp và duy nhất sẽ là Trung Quốc.
Hiện nay, sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn rất mạnh. Tuần trước, Công ty cổ phần hữu hạn quốc tế Song Hội (Shuanghui International Holdings Limited) có trụ sở tại Hà Nam, Trung Quốc đã đồng ý mua lại Công ty sản xuất và chế biến thực phẩm khổng lồ của Mỹ là Smithfield Foods. Đây là một hợp đồng mua lại quyền sở hữu một công ty của Mỹ lớn nhất mà doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện được.
Hai công ty đồng sở hữu tài sản sẽ không thuận lợi cho hoạt động sản xuất và cũng không dễ để giải quyết được các xung đột chỉ qua một đêm. Nhưng hành động này sẽ giúp 2 bên kiểm soát được những xung đột địa - chính trị, không để những tranh chấp này làm tổn hại đến lợi ích thương mại to lớn giữa 2 bên.
Sự ầm ĩ xung quanh các cuộc tấn công mạng, sự căng thẳng quanh “cuộc chiến thịt lợn” chưa nói hết được hiện trạng mâu thuẫn trong hợp tác thương mại Trung - Mỹ, nhưng cũng làm người ta hiểu được vì sao quan chức của 2 nước không muốn thay đổi mối quan hệ giữa hai bên. Sự xâm nhập và thách thức của một cường quốc mới nổi, đối với một quốc gia đang giữ vị trí thống trị tất yếu sẽ dẫn đến hiện trạng này.
Cạnh tranh về địa - chính trị và kinh tế có quan hệ mật thiết với nhau, nó quyết định cuộc đấu giữa 2 đối thủ và nó chính là cuộc chiến tranh lạnh kiểu mới, khác với kiểu chiến tranh lạnh cổ điển. Nếu như cuộc đối đấu Xô - Mỹ vì cam kết bảo đảm hạt nhân, mà tránh được một cuộc xung đột toàn diện, thì mâu thuẫn Trung - Mỹ hiện nay quyết định bởi kinh tế. Nếu hai bên xảy ra chiến tranh thì cái giá phải trả về kinh tế là không thể đong đếm được.
Nhưng chúng tôi thực sự không nghĩ rằng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế có thể tránh được nguy cơ xung đột vũ trang. Tổng thống Obama đã chuẩn bị gì cho cuộc họp thượng đỉnh tới đây, trong khi cuộc họp lần này ông phải đối mặt với mong muốn tăng cường vị thế trong quan hệ giữa 2 bên của đối thủ? Cái gì bảo đảm chiến tranh lạnh không trở nên nóng?
Đầu tiên ông phải hiểu rõ động cơ của đối thủ, Trung Quốc luôn đòi hỏi được “đối xử công bằng” trong quá trình “vùng lên”. Hiểu được động cơ này, mới biết được sự trù tính của Mỹ đối với 1 đối thủ luôn tìm mọi cách thu hẹp khoảng cách về công nghệ quân sự. Trung Quốc sẽ tiếp tục dựa dẫm vào xuất khẩu sang thị trường Mỹ, nói rộng hơn, họ sẽ phải hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu để duy trì sức sống cho nền kinh tế.
Chiến lược tầm xa để kiểm soát chiến tranh lạnh là: “Đưa thịt lợn lên vị trí số 1”, tức là lợi ích kinh tế sẽ giúp hai bên tránh xa vũ lực, xích lại hợp tác. Mỹ nên sử dụng thương mại và hợp tác kinh tế để thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các cường quốc, lấy nó làm phương hướng chủ đạo để triệt tiêu nguy cơ chiến tranh, sử dụng kinh tế làm vũ khí chiến lược để kiềm chế Trung Quốc.