Đổ bộ chiếm đảo và lịch sử của tàu đệm khí

T.P |

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự phương Tây, tàu đệm khí có thể tác chiến đổ bộ tại trên 78% bờ biển trên toàn thế giới. Con số này đối với tàu đổ bộ thông thường là 15%.

Binh sỹ Canada đổ bộ từ tàu LCAC

Trong chiến tranh hiện đại, đổ bộ là một hình thức tác chiến cực kỳ phức tạp, trong đó tàu có thể chuyên chở binh sỹ đổ bộ lên bờ là một khâu mấu chốt đảm bảo thành công.

Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ I và trước đó, hải quân các nước còn chưa có tàu đổ bộ chuyên dụng, các trận chiến đổ bộ thường được tiến hành bằng cách sử dụng tàu cỡ lớn, chuyên chở quân lính neo đậu tại vùng nước sâu gần bờ rồi dùng xuồng nhỏ tiến sát bờ biển.

Vũ khí hạng nặng cũng được đổ bộ theo cách khá khó khăn này. Việc đổ bộ này mất rất nhiều thời gian nhưng nguy hiểm hơn là nó tạo cho đối phương một khoảng thời gian đủ dài để phản kích và thiệt hại của bên tấn công là vô cùng lớn.

Trong Chiến tranh Giáp Ngọ (1894), 30.000 quân Nhật đổ bộ ở cửa sông Hoa Viên vùng Liêu Đông đã mất tới 12 ngày.

Trong chiến tranh Nhật - Nga, quân Nhật đổ bộ ở vùng Liêu Đông cũng mất 10 ngày, nhưng do quân triều đình nhà Thanh và quân đội Sa Hoàng thực hiện phương châm phòng ngự tại những khu vực trọng yếu một cách tiêu cực, quân Nhật mới tránh khỏi bị tấn công trong lúc đổ bộ.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, đợt tác chiến đổ bộ lớn nhất là của quân đội Pháp, Anh thực hiện tại eo biển Dardanelles của Thổ Nhĩ Kỳ nhưng do quân Thổ có đủ thời gian tổ chức tấn công chống trả nên cuộc đổ bộ này đã thất bại hoàn toàn.

Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, do có sự tiến bộ của khoa học công nghệ và kỹ thuật đóng tàu nên một số loại tài đổ bộ chuyên dụng và tàu chở quân đa tính năng có thể vận hành cả ở trên bờ và dưới nước ra đời.

Loại tàu này có thể trực tiếp chuyên chở quân lính, và trang bị vũ khí hạng nặng như xe tăng lên tận trên bờ, tác chiến đổ bộ lại được áp dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, phương thức đổ bộ này tồn tại rất nhiều hạn chế như địa điểm đổ bộ phải chọn bãi biển rộng rãi, bằng phẳng, nơi có bãi đá ngầm hoặc vách bờ đều không thể thực hiện được.

Chính vì điều này mà đối phương sau khi quan sát địa hình hoàn toàn có thể phán đoán được địa điểm đổ bộ và bố trí trận địa phòng ngự phản công trước như thả đá ngầm, lưới thép, thậm chí là ngư lôi.

Trong đợt đổ bộ vào bãi biển Normandy có quy mô lớn nhất chiến tranh thế giới 2, cả 4 địa điểm đổ bộ của quân đồng minh đều nằm trong trận địa được bố trí trước của quân Đức.

Tàu đổ bộ và xe bọc thép lội nước sau khi lên bờ đều vấp phải mìn và bẫy đá, tổn thất nghiêm trọng. Lực lượng bộ binh từ tàu đổ bộ tràn vào bãi biển liền bị lưới lửa tấn công.

Tuy dựa vào hỏa lực áp đảo tuyệt đối, cuối cùng liên quân vẫn mở được đột phá khẩu nhưng trong những ngày đầu tiên của cuộc đổ bộ, hơn 10.000 quân Anh - Mỹ đã phải bỏ mạng.

Năm 1955, quân đội Trung Quốc lần đầu tiên thực hiện tác chiến đổ bộ hiện đại tại đảo Nhất Giang Sơn ở phía đông tỉnh Chiết Giang cũng đã vấp phải sự kháng cự, phản công rất quyết liệt của hỏa lực đối phương trên đảo.

Tuy sau đó, quân Trung Quốc đã chiếm đảo thành công nhưng quân số thương vong nhiều gấp đôi lực lượng đối phương triển khai trên đó.

Tàu đổ bộ LCAC của quân đội Mỹ

Sau thập niên 50 của thế kỷ trước, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã sản sinh ra loại tàu đệm khí, một loại phương tiện đổ bộ rất lợi hại.

Tàu đệm khí với tính năng tốc độ cao, chạy lướt trên mặt nước… có thể tránh được vật cản và bom mìn bố trí dưới nước, cũng có thể vượt qua được lưới sắt mạn bờ và mỏm đá không quá cao, từ đó mở rộng phạm vi bờ biển có thể đổ bộ.

Theo tính toán của các chuyên gia quân sự phương Tây, tàu đệm khí có thể tác chiến đổ bộ tại trên 78% bờ biển trên toàn thế giới. Con số này đối với tàu đổ bộ thông thường là 15%. Chính vì vậy tàu đệm khí đổ bộ còn được mệnh danh là “cơn lốc đổ bộ bờ biển”.

Tuy nhiên, ban đầu tàu đệm khí cũng có những nhược điểm, chủ yếu là do nhu cầu giảm bớt trọng lượng dẫn đến kết cấu kém vững chắc, khả năng chống tấn công thua xa so với tàu đổ bộ boong thép.

Đối với quân đội Mỹ, do họ có ưu thế về không quân nên ít chú trọng đến vấn đề phát triển tàu đệm khí mà tập trung phát triển tàu lưỡng thê để có thể đem theo một lượng lớn máy bay trực thăng.

Tác chiến đổ bộ chủ yếu của loại tàu này là sử dụng máy bay trực thăng chuyên chở binh sỹ và các loại xe quân dụng hạng nhẹ lên bờ. Sau khi chiếm lĩnh chiến trường đổ bộ và sân bay mới dùng tàu vận tải hoặc máy bay chuyên chở trang bị vũ khí hạng nặng lên bờ.

Liên Xô xem xét thế mạnh không quân của mình và nhận thấy không thể so sánh với Mỹ nên đã đưa ra một tư duy khác về tác chiến đổ bộ:

Không quá dựa vào máy bay trực thăng mà đặc biệt chú trọng vấn đề sử dụng tàu mặt nước, chuyên chở binh sỹ đổ bộ chớp nhoáng lên bờ. Chính vì thế mà Liên Xô đã đầu tư khá nhiều để phát triển tàu đổ bộ đệm khí.

Do tư duy khác nhau nên tàu đổ bộ đệm khí thời kỳ Liên Xô nghiên cứu, chế tạo, lớn hơn nhiều so với tàu đệm khí của Mỹ.

Trong thập niên 80, Mỹ chế tạo hàng loạt tàu đệm khí LCAC với tải trọng 60 tấn, tốc độ tối đa 70 hải lý/giờ. Loại LCAC này hiện vẫn là trang bị chủ yếu của quân đội Mỹ và Nhật Bản.

Tàu đổ bộ đệm khí của Liên Xô có tên “European Bison” có tải trọng gấp rưỡi tàu của Mỹ và còn có một số vũ khí phòng vệ.

Quân Mỹ trang bị tàu đệm khí chủ yếu xem xét vấn đề dùng tàu lưỡng thê chuyên chở, khi đến khu vực gần bờ mới hạ thủy và tiến hành đổ bộ. Còn European Bison do có thể tích lớn nên không thể dùng tàu mẹ để chuyên chở mà hoàn toàn dựa vào hành trình liên tục của bản thân.

Trong khi đó, hải quân Liên Xô trực tiếp phân loại European Bison là tàu đệm khí đổ bộ không chỉ là phương tiện vận tải mà còn có đủ năng lực chiến đấu không đối hải trong khi tiến hành đổ bộ.

Tàu đổ bộ đệm khí "Bò rừng" (European Bison)

Tư tưởng chỉ đạo của Liên Xô thời kỳ đầu chế tạo European Bison lại rất phù hợp với nhu cầu tác chiến đổ bộ hiện nay và trong tương lai của quân đội Trung Quốc. Trong tương lai, lực lượng không quân hải quân Trung Quốc rất khó có thể nắm ưu thế tại hầu hết các khu vực tác chiến.

Vì thế mặc dù đã phát triển tàu đổ bộ theo kiểu ụ tàu phù hợp với yêu cầu tác chiến lưỡng thê (tương đương với tàu lưỡng thê của Mỹ) nhưng Trung Quốc vẫn rất cần các loại tàu có thể khởi hành cảng thẳng tiến đến địa điểm đổ bộ và trong hành trình có thể tiến hành tác chiến phòng không.

Mặc dù tàu đệm khí lớp European Bison do Liên Xô thiết kế từ hơn 30 năm trước chưa từng được đưa vào phục vụ trong quân đội nhưng với quân đội Trung Quốc hiện nay lại có giá trị sử dụng rất cao.

Phần 2: Tàu đổ bộ đệm khí và tham vọng của Trung Quốc

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại