Coi nhẹ tác chiến điện tử, Hải quân Đức Quốc xã tự ghè chân mình

GTS |

Chiến tranh Thế giới thứ 2 là sự kiện đầu tiên mà tàu ngầm và tàu chống ngầm đối kháng lẫn nhau mà có sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử, mở màn cho tác chiến điện tử hiện đại.

LTS: Các cuộc chiến tranh như Iraq (1991 và 2003), Nam Tư (1999), Afghanistan (2001), Gruzia (2008) đã chỉ ra rằng tác chiến điện tử (TCĐT) gắn liền với vũ khí công nghệ cao có vai trò đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp tới hiệu quả chiến đấu trên chiến trường.

Thế nhưng, không phải thời hiện đại TCĐT mới được coi trọng, mà ngay từ Thế chiến thứ 2 loại hình tác chiến này đã được nhiều quốc gia ứng dụng và đạt những thành tựu vượt bậc, nhưng khi đó cũng đã có quốc gia tự bắn vào chân mình khi coi nhẹ TCĐT.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tuyến bài "TCĐT trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 - Tiền đề cho TCĐT hiện đại"

Phần 1: Đi săn hay bị săn - Coi nhẹ tác chiến điện tử, Hải quân Đức Quốc xã tự ghè chân mình

Đây là cuộc đấu tranh khốc liệt giữa các tàu ngầm phe Trục và các lực lượng không quân và hải quân chống tàu ngầm của các nước Đồng minh trong cái gọi là Trận chiến Đại Tây Dương.

Tàu ngầm U, nỗi ám ảnh của các đội tàu buôn Đồng Minh

Anh Quốc nằm ở ngoài khơi lục địa châu Âu, cách biệt hoàn toàn với lục địa qua eo biển Măng-sơ. Tuy eo biển này có thể bảo vệ nước Anh trước các binh đoàn cơ giới hùng mạnh của Đức vào thời bấy giờ nhưng nước Anh là một quốc đảo.

Họ phải phụ thuộc nhiều vào tài nguyên từ thuộc địa bên ngoài. Để tiếp tục chiến đấu chống Đức, mỗi tuần Anh cần một triệu tấn nguyên vật liệu. Trận đánh trên Đại Tây Dương thật ra đơn giản chỉ vì Anh cần tiếp vận và Đức ra sức đánh chìm tàu bè để cắt tuyến tiếp vận này.

Mùa hè năm 1940, Đô đốc Doenitz, Tư lệnh Hạm đội tàu ngầm Đức đã quyết định thay đổi căn bản chiến thuật tác chiến tàu ngầm.

Ông nhận thấy các đội hộ tống đoàn tàu tiếp vận (công-voa) của quân Đồng minh bao gồm chủ yếu là các tàu khu trục khá cũ, vì các tàu tốt nhất của Hải quân (HQ) Hoàng gia được sử dụng để chiến đấu với các tàu đột kích Đức đang săn diệt các tàu buôn.


Các tàu ngầm U-boat của Hải quân Đức Quốc xã đã khiến Hải quân Hoàng gia Anh và Đồng minh gặp rất nhiều khốn đốn.

Các tàu ngầm U-boat của Hải quân Đức Quốc xã đã khiến Hải quân Hoàng gia Anh và Đồng minh gặp rất nhiều khốn đốn.

Tận dụng lợi thế trước sự phòng thủ yếu của chúng, Doenitz quyết định tấn công đoàn công-voa của đối phương vào ban đêm từ tư thế nổi, mà không phải trong tư thế bơi ngầm.

Trong những trường hợp này, Asdic (cự ly phát hiện của nó là rất nhỏ khi nổi trên mặt nước), sẽ là bất lực khi chống lại các tàu ngầm Đức nhanh nhẹn kiểu U, những con tàu mà dưới sự che chở của bóng tối sẽ có khả năng tấn công và thoát đi mà không cần lặn xuống mặt nước.

Vào ban đêm, trong khoảng bao la rộng lớn của đại dương, các tháp chỉ huy thấp của tàu ngầm sẽ rất khó bị phát hiện, đồng thời bóng dáng to lớn tối sẫm của các tàu buôn nổi bật trên nền sáng hơn của bầu trời, sẽ trở thành một mục tiêu dễ dàng cho các tàu ngầm.

Các thuyền trưởng tàu ngầm U, nhận ra lợi thế của mình, tấn công ngày càng mạnh dạn hơn, táo bạo hơn, họ thâm nhập vào giữa đoàn công-voa chậm chạp, gây những thiệt hại rất lớn.

Ngoài ra, cơ quan chuyên môn Đức Service B chuyên đánh chặn thông tin vô tuyến đã trợ giúp họ rất hữu ích.

Cơ quan đó thu và giải mã không chỉ các thông điệp vô tuyến do các đoàn công-voa của Anh trên biển phát đi, mà còn cả các thông điệp chỉ dẫn về các tuyến hải trình truyền đi từ Bộ Hải quân Anh.

Số lượng tàu buôn bị đánh chìm gia tăng từng ngày, và Vương quốc Anh cảm thấy triển vọng khủng khiếp sẽ ở trong tình trạng khi tất cả các đường vận tải hàng hải giữa Anh và Hoa Kỳ bị cắt đứt.

Tiêu diệt kẻ thù hoặc bị kẻ thủ tiêu diệt

Vào lúc bắt đầu chiến tranh, phương tiện sẵn có duy nhất để phát hiện các tàu ngầm, là thiết bị Asdic, và bây giờ thì thiết bị này được gọi là Sonar (Sound Navigation And Ranging - dẫn đường thủy âm và xác định cự ly).

Nó hoạt động trên nguyên tắc phát xạ trong nước của các sóng âm, mà khi gặp mục tiêu sẽ phản xạ từ nó theo hướng ngược lại, khoảng cách đến mục tiêu được tính toán bằng cách đo thời gian từ khi phát đến thời điểm tiếp nhận tín hiệu phản hồi.

Lo ngại viễn cảnh bị cô lập với thế giới và thật khủng khiếp khi các tàu chở hàng không bao giờ đến được nước Anh, người Anh quyết định lắp đặt trên các tàu hộ tống và máy bay phòng thủ bờ biển của Không quân Hoàng Gia radar chống tàu ngầm (ASV).

Tuy nhiên, radar Mark I thật tồi tệ đối với nhiệm vụ chống tàu ngầm, và sang đầu năm 1941, nó được thay thế bởi radar Mark II, được lắp đặt trên máy bay. Với radar này, các máy bay, bay ở độ cao 450-900 mét, có thể phát hiện tàu ngầm đang nổi lên ở khoảng cách 13 km.

Mark II, té ra, cũng không đáp ứng được yêu cầu bởi vì khi máy bay tiến vào thả bom xuống một chiếc tàu ngầm, nhiễu từ mặt biển che dấu tín hiệu phản xạ trên màn hình radar, làm cho việc thực hiện các vụ ném bom đêm xuống các tàu ngầm đang nổi không đạt hiệu quả.

Tuy nhiên, Hải quân Đức không biết sự hạn chế này.

Sự hiện diện đơn thuần của radar trên máy bay giúp giảm số lượng các tàu buôn Anh bị đánh chìm, ít nhất là trong các vùng nước ven biển, trong khu vực từ bờ biển phía tây của quần đảo Anh quốc đến giới hạn tầm với của các máy bay thuộc Bộ chỉ huy phòng thủ bờ biển.

Kể từ đó, các tàu ngầm Đức bắt đầu sử dụng chiến thuật mới của Đô đốc Doenitz. Chiến thuật này được gọi là cuộc tấn công "bầy sói" và mấu chốt là tập trung một số lượng lớn tàu ngầm tại các địa điểm chiến lược quan trọng.


Các tàu ngầm U-boat của Hải quân Đức Quốc xã làm mưa làm gió trên biển với chiến thuật bầy sói. Ảnh minh họa.

Các tàu ngầm U-boat của Hải quân Đức Quốc xã làm mưa làm gió trên biển với chiến thuật "bầy sói". Ảnh minh họa.

Khi các đoàn công-voa đi qua, các tàu ngầm sẽ tấn công đối thủ của mình trên tất cả các hướng trong suốt một vài ngày.

Chiến thuật mới được sử dụng chủ yếu ngoài tầm với của máy bay Anh, tạo ra những khó khăn lớn cho đội tàu chiến hộ tống và gây thiệt hại lớn cho đoàn công-voa.

Rất nhiều tàu buôn của Anh bị chìm là do kết quả của phương pháp tấn công mới. Sau khi Hoa Kỳ bước vào tham chiến, tàu ngầm Đức có thể hoạt động cả trên các tuyến đường ven biển của Châu Mỹ.

Một số lượng lớn các tàu buôn đang đi các hải trình này - không được trang bị vũ khí và hoàn toàn bất lực khi đối mặt với mối đe dọa từ dưới nước.

Do đó, số lượng tàu bị chìm tăng nhanh như thổi: chỉ trong tháng Năm và tháng 6 năm 1942, ở ngoài khơi bờ biển Mỹ đã có 200 tàu buôn bị đánh chìm

Cuộc đấu không khoan nhượng trên cánh sóng điện từ

Trong khi trên biển diễn ra các trận chiến ác liệt, trong các phòng thí nghiệm các công cụ mới đang được chuẩn bị. Các nhà khoa học bận rộn phát triển một loạt các công cụ, những thứ cần phải thay đổi tiến trình trận chiến giành Đại Tây Dương.

Đồng minh bắt đầu với một thiết bị của các máy bay tầm xa là radar mới dải tần L, hoạt động ở tần số 1 - 2 GHz, cho phép họ bao trùm tất cả các tuyến đường biển chính của các đoàn công-voa giữa Anh và Mỹ từ các căn cứ không quân ở các nước này.

Như vậy, kể từ mùa hè năm 1942, các lực lượng Đồng minh đã có cơ hội bắt đầu ném bom đêm các tàu ngầm Đức, sử dụng một đèn chiếu công suất rất mạnh - Leigh Light, nó có thể chiếu sáng một tàu ngầm từ khoảng cách gần một dặm rưỡi (khoảng 2,5km).

Bây giờ, khi quân Đồng minh đã tìm ra biện pháp bao trùm toàn bộ Đại Tây Dương và khắc phục vấn đề mất tiếp xúc radar ở cự ly 300 - 400 mét bằng cách sử dụng đèn chiếu, số liệu các tàu ngầm Đức bị đánh chìm bắt đầu tăng.

Người Đức đáp trả bằng cách lắp đặt trên các tàu ngầm của họ các RWR Metox. Như đã mô tả, loại RWR này có thể thu nhận được tín hiệu của đối phương trước khi đối phương phát hiện ra tàu mặt nước hoặc tàu ngầm.

Công ty Pháp Metox có trong kho các RWR, tuy nhiên, các ăng-ten phải vội vàng sửa lại. Người ta quấn dây cho nó xung quanh một cây thập giá bằng gỗ; chiếc ăng-ten ngẫu hứng này được gọi đùa là "Biscay Cross", ám chỉ đến Vịnh Biscay.

Tại đây, U-boat Đức phải đấu tranh không chỉ với những cơn bão, mà nó quá quen thuộc, nhưng cũng còn đấu tranh với sự tập trung lớn các máy bay và tàu chiến của quân Đồng minh.

Metox cung cấp cảnh báo sớm máy bay và tàu chiến của đối phương, cho phép các tàu ngầm kịp thời thực hiện động tác lặn khẩn cấp. Biện pháp đối phó trên có hiệu quả ngay lập tức và số lượng tàu ngầm bị đánh chìm giảm đáng kể.

Đồng minh, tất nhiên, nhận ra rằng lại có một điều gì mới đang xảy ra trong lĩnh vực điện tử, họ bắt đầu làm việc trên radar mới Mark III.

Radar này làm việc tại tần số 3 GHz, tương ứng với bước sóng 10 cm S-band (2-4 GHz) cao hơn nhiều so với băng tần L, mà tiền nhiệm của nó đã làm việc. Mark III được đưa vào trang bị đầu năm 1943.

RWR Metox, có nhiệm vụ phải cảnh báo U-boat của Đức về các máy bay và tàu chiến của đối phương đang đến gần, lại không có khả năng chặn bắt bức xạ của dải tần số cao như thế và im lặng.

Vậy là, U-boat, không nghi ngờ và tin tưởng radar cảnh báo sớm Metox của mình, nổi lên mặt biển để sạc pin, trở thành con mồi dễ dàng cho máy bay Đồng minh, được trang bị radar mới.

Ngay sau khi tổn thất của các tàu ngầm tăng trở lại, các chuyên gia Đức bắt đầu cố gắng một cách tuyệt vọng để khám phá chuyện gì đã thay đổi trong phương pháp phát hiện của quân Đồng minh.

Mặc dù các chỉ huy còn sống của U-boat báo cáo rằng RWR của họ trước khi tấn công không hề thu được bức xạ điện từ, vì lý do nào đấy, các chuyên gia Đức đã không xem xét khả năng Đồng minh đã chuyển sang dùng dải tần số cao hơn.

Thay vào đó, họ cho rằng Đồng minh áp dụng hệ thống mới dựa trên việc sử dụng tia hồng ngoại, ví dụ, các máy đo sóng radio cực kỳ nhạy cảm có thể phát hiện nhiệt độ cao phát ra từ động cơ U-boat.

Vậy là, đi theo con đường sai lầm, họ chú trọng phát triển chế việc che dấu nhiệt độ cao phát ra từ các động cơ tàu ngầm.

Sau nhiều tháng nghiên cứu và thử nghiệm, dọc theo thân hai bên của U-boat đã lắp đặt các lá chắn nhiệt, nhưng hiệu quả duy nhất mà chúng đem lại là làm giảm tốc độ hành trình của chúng.

Trong khi đó, số lượng tàu ngầm U-boat bị đánh chìm bắt đầu tăng lại; chỉ trong tháng Năm và tháng 6 năm 1943, Đức bị đánh chìm khoảng một trăm tàu ngầm.

Không quân Đức đến trợ giúp các thủy thủ, khi giữa đống xác máy bay Anh bị bắn hạ gần Rotterdam, họ tìm thấy một số bộ phận của radar H2S, chúng tiết lộ một công nghệ, cho đến thời điểm đó các chuyên gia Đức vẫn chưa biết.

Nhờ phát hiện thành công này họ hiểu rằng Đồng minh đã phát kiến ra đèn điện tử tinh vi magnetron nổi tiếng, hoạt động ở bước sóng khoảng 10 cm. Ngành công nghiệp Đức lập tức bắt tay vào chế tạo RWR có thể tiếp nhận bức xạ trong dải tần S.

Máy thu mới được gọi là Naxos, đòi hỏi mất nhiều thời gian để phát triển và đã không đạt yêu cầu, như là chưa đủ nhạy và cự ly phát hiện chỉ khoảng 6 - 8 km.

Trong khi đó, quân Đồng minh ngày càng đánh chìm nhiều và nhiều hơn nữa các U-boat, do đó, người Đức cố gắng tìm phương pháp khác trốn tránh sự phát hiện.

Một trong những cách đó - có tên mã là Bold, sử dụng bẫy dưới dạng quả cầu cao su thả từ tàu ngầm lên độ cao khoảng 10 mét. Gắn với chúng có một hoặc hai sợi cáp kim loại để phản xạ bức xạ radar của đối phương, do vậy mà tạo ra các báo động sai.

Những quả bóng bay trên không được gắn với các phao nổi, thường trôi dạt gần đó, tuy nhiên, trong thực tế, khả năng đánh lạc hướng máy bay tuần tra rất nhỏ.

Vào cuối năm 1943, có một số thành công đã đạt được khi sử dụng ống thở (snorkel) - là đường ống được trang bị một van đặc biệt cho phép tàu ngầm sạc điện ắc quy, vẫn di chuyển ở tư thế bơi ngầm.

Các snorkel được bao phủ loại vật liệu hấp thụ radar đặc biệt có thể hấp thụ nhiều hơn nhiều so với phản xạ bức xạ radar của đối phương.

Khi máy thu Naxos được chờ đợi từ lâu cuối cùng đã sẵn sàng, mọi việc đã quá muộn, quá nhiều tàu ngầm bị đánh chìm và Trận chiến Đại Tây Dương đến lúc này Đức Quốc xã đã thua không gỡ nổi.


Từ kẻ đi săn, các tàu ngầm U-boat lại trở thành kẻ bị săn.

Từ kẻ đi săn, các tàu ngầm U-boat lại trở thành kẻ bị săn.

Việc đánh chặn sóng radio của U-boat đóng góp rất lớn vào chiến thắng của Đồng Minh trong Trận chiến Đại Tây Dương, đặc biệt là trong thời điểm có những tổn thất lớn nhất của các đoàn tàu công-voa.

Các tàu ngầm phải nổi lên định kỳ, thường là vào ban đêm, để sạc ắc quy, định vị bản thân và phát điện báo về bộ tham mưu, trao đổi thông tin vô tuyến với tàu ngầm khác trong một khu vực nhất định.

Các sóng radio truyền đi đó bị các tàu hộ tống quân Đồng minh, có trang bị đài vô tuyến tầm phương chặn bắt và khi đó phương vị, họ có thể xác định được vị trí tàu ngầm.

Sau đó, những tọa độ trên được truyền đến các biên đội tàu săn-diệt, có nhiệm vụ phát hiện và đánh chìm tàu ngầm. Các nhóm này, thường bao gồm hai hoặc ba tàu khu trục hoặc frigate, được phái đến điểm chỉ định và săn đuổi tàn nhẫn đối thủ không may mắn.

Để tránh điều này, người Đức phát minh ra một hệ thống thu phát rất nhanh hoặc các phiên thu truyền kiểu "tiêm chích"; họ ghi nhận chúng một cách nhanh chóng và phát chúng đi trong vòng chưa đầy một giây.

Để lắng nghe bình thường, máy ghi âm sẽ tự động làm chậm quá trình ghi.

Các máy tầm phương vô tuyến thời đó vẫn chưa đủ nhanh để chặn bắt và xác định tọa độ của máy phát trong một thời gian ngắn như thế, bởi vậy U-boat có cơ hội khá dễ dàng thu phát ban đêm, mặc dù thời gian không được lâu.

Năm 1943, quân Đồng minh đưa ra biện pháp đối kháng điện tử mới - máy tầm phương vô tuyến tự động tên gọi Huff - Duff, có thể thu chương trình phát radio ngắn và tính toán hướng trong một vài giây diễn ra chương trình phát sóng đó.

Huff - Daff được cài đặt không chỉ trên tầu chiến, chúng cũng được bố trí một cách hợp lý trong các trạm ven biển để hình thành một tam giác đạc tốt thu các thông điệp cần đánh chặn.

Ngay khi U-boat Đức bắt đầu phát thông điệp vô tuyến, các trạm mặt đất và tàu thuyền trên biển có thể xác định lập tức vị trí của nó và gửi thông tin đến các tàu chống tàu ngầm và máy bay chống ngầm để tấn công và đánh chìm kẻ địch.

Trận chiến Đại Tây Dương cung cấp một bài học quan trọng cho những người có trách nhiệm lập kế hoạch và tiến hành tác chiến điện tử:

"Nó dạy rằng, biết kẻ thù đang sử dụng thiết bị gì trên chiến trường vào lúc này là chưa đủ, quan trọng hơn là biết được những gì đang được phát triển để sử dụng trong các chiến dịch trong tương lai".

Tướng Martini đã có một quyết định khôn ngoan, khi vào năm 1939, ông quyết định bay dọc theo bờ biển nước Anh trên khinh khí cầu Zeppelin.

Như vậy, ông ta đã bay chuyến bay đầu tiên của mình thực hiện nhiệm vụ giám sát điện tử, nhằm tìm ra những gì đối phương đang tiến hành trong lĩnh vực tác chiến điện tử. Không quân Đức cần phải duy trì công tác thực hành này trong suốt cuộc chiến tranh.

Và không chỉ cần phái các máy bay ném bom và máy bay tiêm kích đến nước Anh, mà còn cần phái một số máy bay được trang bị các thiết bị để chặn thu bức xạ điện từ trên bầu trời Anh.

Ngành công nghiệp điện tử của Đức đến lúc đó đã có đủ kinh nghiệm để thực hiện trinh sát trong phổ điện từ.

Các máy thu tách sóng - là thiết bị lý tưởng cho nhiệm vụ này, mà người Đức đáng ra cần áp dụng và phải được sử dụng để thu, ghi các xung phát ra từ các radar mới của Anh trong thời gian thử nghiệm chúng.

Bỏ qua trinh sát điện tử, Bộ Tư lệnh Đức không chỉ đánh giá thấp mối đe dọa đang dần hiện ra, mà còn tự lấy đi của mình cơ hội có được thông tin về các cải tiến kỹ thuật.

Làm thế, họ đã tự lấy đá ghè chân mình, bởi lẽ ra các cải tiến đo có thể tỏ ra cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của một hệ thống đối kháng điện tử (ECM) thích hợp có khả năng vô hiệu hóa các mối đe dọa sắp tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại