Chuyên gia Trung Quốc ‘dìm hàng’ thê thảm tiêm kích trên tàu sân bay Ấn

Trịnh Hà |

(Soha.vn) - Yin Zhuo cho rằng máy bay chiến đấu trang bị trên tàu sân bay INS Vikrant vừa được hạ thủy của Ấn Độ đều có khả năng tác chiến hạn chế.

Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc) đưa tin hôm qua (12/8), tàu sân bay nội địa đầu tiên của Ấn Độ đã được hạ thủy tại thành phố cảng Kochi. Giới truyền thông của Ấn Độ đều nhận định đây là “một ngày mang tính lịch sử” của cả đất nước Ấn Độ, hải quân nước này nhờ thế sẽ có thêm “đôi cánh vững chắc”.

Tàu sân bay INS Vikrant trong buổi lễ hạ thủy hôm 12/8
Tàu sân bay INS Vikrant trong buổi lễ hạ thủy hôm 12/8

Trong khi đó, Trung Quốc lại tỏ thái độ coi thường việc Ấn Độ hạ thủy tàu sân bay. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình trung ương CCTV, chuyên gia quân sự Trung Quốc Yin Zhuo cho rằng, tàu sân bay của Ấn Độ không thể tách khỏi sự yểm trợ của máy bay có căn cứ trên bờ, máy bay trang bị trên tàu cũng đều là loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, khả năng tác chiến bị hạn chế tối đa.

Tiêm kích MiG-29K được Ấn Độ mua của Nga để trang bị cho các tàu sân bay nội địa.
Tiêm kích MiG-29K được Ấn Độ mua của Nga để trang bị cho các tàu sân bay nội địa.

Tàu sân bay INS Vikrant sẽ được trang bị 20 máy bay chiến đấu và 10 trực thăng, gồm tiêm kích MiG-29 do Nga sản xuất, trực thăng Cheetah và một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, linh hoạt do Ấn Độ tự nghiên cứu, phát triển.

Tờ Deccan Herald của Ấn Độ cho hay, trước khi tàu sân bay INS Vikrant được đưa vào phục vụ, thì tàu sân bay Viraat trang bị trước đó có thể được kéo dài tuổi thọ thêm 2 năm nữa, cộng thêm tàu Vikramaditya sắp được Nga bàn giao cho Ấn Độ trong năm nay. Tới lúc đó, Ấn Độ sẽ trở thành quốc gia châu Á duy nhất cùng lúc sở hữu đến 3 chiếc tàu sân bay. Tờ New Indian Express dẫn lời một quan chức cấp cao của hải quân Ấn Độ cho hay, Ấn Độ sẽ luôn kiên định lập trường với mục tiêu lâu dài  là có được trong tay 3 tàu sân bay.

3 tàu sân bay trong kế hoạch phát triển của Ấn Độ gồm tàu sân bay cũ đang sử dụng Viraat, tàu INS Vikrant chuẩn bị hạ thủy và tàu sân bay hạt nhân 65.000 tấn. Yin Zhuo phân tích, cho dù ba tàu sân bay này được đưa vào phục vụ, Ấn Độ cũng không có đủ khả năng đe dọa khu vực châu Á- Thái Bình Dương bằng vũ lực .

Tiêm kích J-15 trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc
Tiêm kích J-15 trang bị trên tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc

Yin Zhuo chỉ ra rằng, máy bay cảnh báo sớm trên bờ mà Ấn Độ mua của Israel cũng như máy bay cảnh báo sớm trên biển vẫn chưa phát huy được tác dụng. Trong trường hợp không có được sự hỗ trợ của máy bay cảnh báo sớm, tàu sân bay sẽ phải cần tới sự yểm trợ của máy bay có căn cứ trên bờ. Máy bay này sẽ chỉ rõ cách thăm dò mục tiêu, chỉ định mục tiêu và chỉ huy trên không trung cho tàu sân bay. Một khi tàu sân bay tách khỏi sự yểm trợ của máy bay có căn cứ trên bờ, ra tới biển e rằng sẽ bị tấn công, khả năng tác chiến có nhiều hạn chế.

Ngoài ra, máy bay chiến đấu trang bị trên tàu sân bay Vikrant đều là máy bay chiến đấu hạng nhẹ. Yin Zhuo cho hay, máy bay MiG-29 được đưa vào sử dụng từ những năm 70 thế kỷ trước, mặc dù MiG-29 đã được Nga hiện đại hóa, nhưng so với J-15 của Trung Quốc mà nói, tải trọng bom, lộ trình bay đều giảm đáng kể.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục xin vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại