Chiến đấu cơ thế hệ 6: Khi "người khổng lồ" Nhật Bản hồi sinh

Nhật Minh |

Nhật Bản đang phát triển chiến đấu cơ chiếm ưu thế trên không thế hệ mới để đối phó Trung Quốc.

Theo tạp chí National Interest, Nhật Bản đã tiến hành nhiều cuộc thảo luận với các nhà thầu quốc phòng phương Tây – trong đó có tập đoàn Lockheed Martin và Boeing – nhằm phát triển mẫu máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ mới.

Tokyo có thể rơi vào một cuộc không chiến với Bắc Kinh để duy trì quyền kiểm soát vùng trời trên Biển Nhật Bản.

Mẫu máy bay mới của Nhật có thể dựa một phần vào các công nghệ đã hoàn thiện trên tiêm kích tàng hình X-2 (ATD-X) của Mitsubishi.

Nguyên mẫu X-2 dự kiến sẽ thực hiện các chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trong vài ngày tới.


Mẫu chiến đấu cơ X-2 do Nhật Bản phát triển.

Mẫu chiến đấu cơ X-2 do Nhật Bản phát triển.

Nhật Bản đang cần thay thế các máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không F-15J Eagle.

Theo ước tính của Tokyo, các máy bay F-35 đặt mua từ Mỹ không đủ để đáp ứng yêu cầu của nước này, do chúng không được thiết kế chủ yếu cho tác chiến không-đối-không.

Tokyo đặt mua tới 42 chiếc F-35 nhưng chúng sẽ thay thế phi đoàn F-4J Kai Phantom II của họ.

Trên thực tế, mẫu máy bay mà Nhật Bản muốn mua để thay thế F-15J là F-22 nhưng luật pháp Mỹ không cho phép xuất khẩu tiêm kích này.

“Nhật Bản rất muốn có F-22 nhưng phải mua F-35”, một nguồn tin Nhật Bản nói với hãng Reuters, “Điều này đã gây ra lo ngại và thất vọng cho Tokyo”.

Đó là lý do khiến Nhật Bản đang hướng tới việc phát triển F-3 – phiên bản sẵn sàng hoạt động của X-2 – để làm máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không.

Mô hình động cơ vector đẩy có điều khiển trên chiếc X-2.
Mô hình động cơ vector đẩy có điều khiển trên chiếc X-2.

Nhật Bản đặt mục tiêu triển khai máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không mới vào những năm 2030 – gần với thời điểm Không quân và Hải quân Mỹ kỳ vọng triển khai 2 mẫu chiến đấu cơ F-X và F/A-XX.

Điều đó có nghĩa Nhật Bản có thể dùng nỗ lực của họ như một đòn bẩy để thuyết phục Mỹ cho phép tham gia vào chương trình máy bay chiến đấu thế hệ 6 do Washington dẫn đầu.

Theo National Interest, Tokyo có thể không đủ khả năng tự trang trải chương trình phát triển máy bay chiến đấu với chi phí 50 tỷ USD.

Tuy nhiên, nếu họ có thể tự phát triển máy bay chiến đấu thế hệ 6 thì điều này sẽ đánh dấu sự hồi sinh của “người khổng lồ” Nhật Bản trong lĩnh vực không gian vũ trụ.

Ngành công nghiệp hàng không của Nhật từng rất mạnh nhưng sau đó đã suy yếu kể từ khi kết thúc Thế chiến II.

Trung Quốc chật vật với J-20

Trung Quốc vẫn đang mải miết với chương trình tiêm kích thế hệ 5 J-20 và J-31. Chúng được Bắc Kinh tung hô là ngang ngửa với F-22 và F-35 của Mỹ.


Tiêm kích thế hệ năm J-20.

Tiêm kích thế hệ năm J-20.

Song, theo nhà phân tích Richard A. Bitzinger (Trường nghiên cứu quốc tế S.Rajaratnam, Đại học công nghệ Nanyang, Singapore), 2 dự án này đang gặp khó khăn vì thiếu động cơ đủ mạnh để cho phép chúng đạt tới tốc độ siêu thanh mà không cần buồng đốt sau.

Điều đó làm giảm một trong những lợi thế chủ đạo của các máy bay loại này, đó là khả năng tàng hình.

Trên thực thế, một số nhà phân tích phương Tây đã “dội nước lạnh” vào cái mác “thế hệ 5” của J-20 và J-31.

Chuyên gia hàng không vũ trụ Richard Aboulafia đã liệt kê 10 tính năng cần thiết của chiến đấu cơ thế hệ 5 và kết luận rằng J-20 chỉ có được 2 tính năng trong số đó.

Ngoài ra, cho đến nay, PLAAF dường như vẫn không có kế hoạch mua J-31 – có lẽ đây là một dấu hiệu cho thấy khả năng và chất lượng của mẫu máy bay này.

Nhật Bản ra mắt tiêm kích X-2

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại