Bí ẩn vụ tăng Type-96 Trung Quốc làm thịt hàng loạt T-72

Type-96, mẫu xe tăng mới vừa được Trung Quốc trang bị cho cả 7 đại quân khu được cộng đồng mạng nước này tung hô, khoe đã bắn cháy ít nhất 4 xe tăng chủ lực T-72 tại cuộc chiến Sudan. Thực sự, Type-96 Trung Quốc mạnh hơn T-72 đến đâu?

Sau cuộc trưng cầu dân ý năm 2011, miền nam Sudan trở thành quốc gia độc lập với tên gọi Nam Sudan và thủ đô là Juba để phân biệt với Sudan có thủ đô Khartum.

Sự thực Sudan đã liên tục nội chiến kể từ năm 1954 khi Anh – Ai cập công nhận quốc gia này độc lập sau hơn một thế kỷ là thuộc địa của họ. Kể từ đó, giữa hai miền Nam – Bắc liên tục nội chiến. Cuộc nội chiến đầu tiên kéo dài từ 1955 – 1972. Kết quả của cuộc nội chiến này là Nam Sudan được trao quy chế tự trị.

Nhưng nền hòa bình mong manh tồn tại trên giấy tờ không duy trì được bao lâu. Và cuộc chiến thứ hai đã nổ ra suốt từ năm 1983 cho tới 2005. Cuộc nội chiến đã khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng, hàng triệu người phải bỏ nước đi tị nạn.

Ngay sau này độc lập, giữa hai miền Nam – Bắc, giờ trở thành hai quốc gia độc lập, lại xảy ra xung đột vào tháng 4/2012. Trong cuộc chiến này, hai bên đã tranh chấp quyết liệt thành phố Heglig, một rốn dầu mỏ. Quân đội Nam Sudan (SPLA) đã chiếm mỏ dầu Heglig, làm cho quốc hội Sudan tuyên bố Nam Sudan là kẻ thù và đòi hỏi chính phủ phải lập tức chiếm lấy lại mỏ dầu.

Xe tăng T 72

Cả 2 nước đều lệ thuộc vào lợi tức dầu hỏa, tranh chấp sẽ tạo nên khủng hoảng kinh tế cho cả hai và có thể gây ảnh hưởng cho các nước trong vùng. Nam Sudan đã bố trí trọng pháo ở Heglig, nhưng nhiều sĩ quan quân đội nói họ không muốn chiến tranh, chỉ muốn bảo vệ vùng đất bị Sudan tước đoạt.

Nam Sudan nằm trong lục điạ cũng đang tranh chấp với Sudan về số tiền phải trả để dùng ống dẫn dầu của Sudan để chuyển dầu xuất cảng. Một viên chức dầu lửa cho biết SPLA chiếm vùng Heglig đã làm Sudan mất 40,000 thùng dầu thô/ngày.

Sau cuộc chiến đẫm máu giữa tháng 5/2012, SPLA đã rút khỏi vùng tranh chấp Heglig nhiều dầu hỏa mà họ chiếm được trong suốt 12 ngày, khi miền bắc dùng máy bay vận tải Antonov oanh tạc và đặc biệt đã sử dụng tăng Type-96 của của Trung Quốc để bắn cháy lực lượng tăng miền Nam.

Quân đội Nam Sudan trên xe tăng T - 72

Type-96 gốc Trung Quốc này, sau đó được cho rằng đã tỏ ra vượt trội hơn hẳn những so với T-72: Trong các trận đánh giành thành phố tranh chấp Heglig, các xe tăng Туре-96 của quân đội Sudan đã bắn cháy không dưới 4 xe tăng Т-72 của Nam Sudan (mua từ Ukraine) mà không chịu tổn thất gì.

Type-96 của Trung Quốc được phát triển từ nguyên mẫu Type-85 mà thực chất cũng là sao chép từ các mẫu xe tăng Liên Xô. Type-96 chính thức được đưa vào trang bị cho quân đội Trung Quốc từ năm 1997. Loại xe tăng này của Trung Quốc nặng 42,8 tấn, dài 10,28 m, rộng 3,45 m và cao 2,30 m. Trong khi đó, T-72 của Nga được sản xuất từ thời Liên Xô (sau năm 1970). T-72 nặng 41,5 tấn, dài 9,53 m, rộng 3,59m và cao 2,23 m.

Cả Type-96 và T-72 đều được trang bị pháo 125 mm, súng máy 7,62 mm và súng phòng không 12,7 mm. Tuy nhiên, Type-96 có tốc độ lớn hơn T-72 (65 km/h so với 60 km/h). Ngoài ra, do được sản xuất sau nên Type-96 được Trung Quốc cải tiến và trang bị nhiều vũ khí cùng thiết bị hiện đại hơn T-72.

Quân đội Sudan vui mừng vì bắn cháy xe tăng của Nam Sudan

Một số nguồn tin quân sự cho biết Trung Quốc đã bán cho Sudan khoảng 200 chiếc tăng Type 96As. Trung Quốc cũng bán cho Sudan các loại vũ khí khác như súng bộ binh và mìn chống tăng. Trong khi đó, Nam Sudan mua các xe tăng T-72M1 của Ukraine từ năm 2009.

Được biết, trong nước, Lục quân Trung Quốc đã nhận được không dưới 4.000 xe tăng hiện đại Туре-96 và Туре-99, hơn nữa việc thay thế xe tăng cũ bằng xe tăng mới đang thực hiện theo nguyên tắc một đổi một. Tức là sự đổi mới triệt để về chất không dẫn đến sự cắt giảm về số lượng. Các xe tăng Туре 96/96А đã được biên chế cho tất cả 7 đại quân khu của quân đội Trung Quốc, Туре-99 hiện mới trang bị cho 3 đại quân khu Thẩm Dương, Bắc Kinh và Lan Châu (chính là những đại quân khu tiếp giáp biên giới với Nga).

Tăng Type 96 của Sudan

Qua cuộc chiến này, giới phân tích cho rằng, các xe tăng có số lượng lớn nhất của Trung Quốc đã không thua kém gì loại xe tăng đông đảo nhất của Nga về chất lượng. Chuyên gia Khramchikhin cho rằng cần phải thay đổi cách đánh giá về năng lực công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc. Người ta vẫn thường cho rằng Trung Quốc sản xuất không nhiều vũ khí và phần lớn là sao chép các sản phẩm quân sự của Nga. Chuyên gia Nga này khuyên người Nga nên từ bỏ ảo tưởng là sản phẩm quân sự Nga chất lượng hơn của Trung Quốc.

Theo đó, chất lượng tuyệt đại đa số các loại vũ khí của Trung Quốc đã đuổi kịp Nga, trong một số chi tiết nào đó còn vượt cả Nga. Các xe tăng mới của Trung Quốc hoàn toàn không thua kém các xe tăng của Nga. Ít nhất về mặt số lượng thì Trung Quốc bây giờ đã vượt hẳn Nga, kể cả về xe tăng, pháo và không quân.

Tuy nhiên, cũng nhiều người tỏ ra hoài nghi: Thật khó lý giải kết cục các trận đánh ở Heglig là do trình độ huấn luyện tồi của lính xe tăng Nam Sudan, vì không có cơ sở nào để nói rằng, lính xe tăng Sudan thì được huấn luyện tốt hơn. Dĩ nhiên là có thể giả định các kíp xe Туре-96 là lính Trung Quốc, nhưng cả các kíp xe Т-72 cũng hoàn toàn có thể là người Đông Slave…

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại