Báo Nga: Thụy Điển đã nói dối trong vụ tàu ngầm lạ

Phương tiện truyền thông (Nga) đưa tin, hôm thứ Hai, quân đội Thụy Điển thừa nhận họ đã không duy trì tính minh bạch và phát hành thông tin sai về vị trí phát hiện ra tàu ngầm lạ.

Trước đó, họ nói rằng có tàu ngầm nước lạ ở quần đảo Stockholm.

"Quân đội đang tiến hành hoạt động tình báo ở quần đảo Stockholm... Chúng tôi có nghĩa vụ phải làm điều này với sự minh bạch tối đa trong khi vẫn giữ tính bí mật cho hoạt động", đại diện quân đội Thụy Điển tuyên bố. Theo đó có thể hiểu, quân đội Thụy Điển phải có nghĩa vụ nói cho dân chúng biết sự thật nhưng họ lại sợ làm thế thì lộ bí mật quân sự nên đành đưa bằng chứng rởm.

Thụy Điển dọa dùng vũ lực với 'tàu ngầm bí ẩn' nghi của Nga Thụy Điển dọa dùng vũ lực với "tàu ngầm bí ẩn" nghi của Nga

Ngày 21/10, lực lượng vũ trang Thụy Điển đã cảnh báo rằng họ có thể dùng vũ lực để buộc "tàu ngầm bí ẩn", bị tình nghi là của Nga phải nổi lên mặt nước.

Vào Chủ nhật tuần trước, quân đội Thụy Điển công bố một bức ảnh của một vật thể, bị nghi ngờ là một tàu ngầm nước ngoài ở quần đảo Stockholm kèm theo bản đồ xác định vị trí bức ảnh đã được chụp. Dường như vị trí phát hiện tàu lạ là vịnh Jungfrufjarden, phía nam Stockholm.

Bức ảnh do Bộ Quốc phòng Thụy Điển công bố, cho thấy một vật thể đang nổi lên từ dưới biển
Bức ảnh do Bộ Quốc phòng Thụy Điển công bố, cho thấy một vật thể đang nổi lên từ dưới biển

Tuy nhiên, đài truyền hình Thụy Điển SVT đã tiến hành một cuộc điều tra và xác định rằng không có chỗ nào ở Jungfrufjarden phù hợp với cảnh quan bức ảnh. Sau khi bị các nhà báo của SVT đối chất, quân đội Thụy Điển thừa nhận phát hành thông tin sai lệch.

Cho đến giờ, quốc tịch tàu lạ xâm nhập Thụy Điển vẫn chưa được xác định. Dù không chỉ đích danh "nước lạ" là ai nhưng báo chí Thụy Điển ám chỉ đó là Nga khi nhắc lại rằng hơn một tháng trước, Stockholm đã cáo buộc máy bay Nga vi phạm không phận của nước này. Theo lực lượng vũ trang Thụy Điển, hai máy bay ném bom Su-24 của Nga đã bị phát hiện bay trên không phận Thụy Điển vào tháng 9.

Nhưng báo Nga cho rằng hoạt động dưới nước có thể do NATO làm vì dù Thụy Điển chưa vào NATO nhưng láng giềng là Đan Mạch, Na Uy và các nước Baltic đều là thành viên NATO nên tàu NATO có thể qua khu vực này. Sau đó, một số ngưồn tin từ quân đội Nga khẳng định tàu đó là của Hà Lan, một nước trong NATO, nhưng Hà Lan đã phủ nhận thông tin này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại