ẢNH: "Sát thủ" P-3C Nhật Bản phóng tên lửa diệt hạm Harpoon

Ly Vy |

(Soha.vn)- Tờ China News ngày 25/7 cho hay, trong khuôn khổ cuộc tập trận RIMPAC 2014, máy bay P-3C của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đã thực hành bắn tên lửa chống hạm Harpoon.

Cuộc thực hành nhằm kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của phi đội máy bay tuần thám biển/săn ngầm P-3C của Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản.

Hiện nay, các máy bay P-3C là loại máy bay tuần thám biển/chống ngầm nòng cốt của Nhật Bản, với khoảng hơn 100 chiếc P-3C trong biên chế Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản. Đây cũng là đội bay thực hiện nhiệm vụ tuần tra giám sát khu vực biển Hoa Đông, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng như Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc đơn phương thiết lập.

Máy bay P-3C là loại máy bay tuần thám biển/chống ngầm do hãng Lockheed (nay là Lockheed Martin chế tạo và đưa vào trang bị Hải quân Mỹ từ năm 1960.

Máy bay P-3C là loại máy bay tuần thám biển/chống ngầm do hãng Lockheed (nay là Lockheed Martin chế tạo và đưa vào trang bị Hải quân Mỹ từ năm 1960.

Được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tuần thám biển/chống ngầm, P-3C được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau như ngư lôi, tên lửa...

Được thiết kế chuyên cho nhiệm vụ tuần thám biển/chống ngầm, P-3C được trang bị nhiều loại vũ khí khác nhau như ngư lôi, tên lửa...

Hiện nay lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đang sở hữu đến 101 chiếc P-3C và một số phiên bản khác. Trong đó chỉ có 5 chiếc chế tạo tại Mỹ còn 107 chiếc được chế tạo tại Nhật Bản bởi tập đoàn Kawa

Hiện nay lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản đang sở hữu đến 101 chiếc P-3C và một số phiên bản khác. Trong đó chỉ có 5 chiếc chế tạo tại Mỹ, số còn lại được chế tạo tại Nhật Bản bởi tập đoàn Kawasaki theo giấy phép.

Tên lửa chống hạm Harpoon là dòng tên lửa chống hạm cận âm do hãng Boeing của Mỹ chế tạo.

Tên lửa chống hạm Harpoon là dòng tên lửa chống hạm cận âm do hãng Boeing của Mỹ chế tạo.

Phiên bản phóng từ máy bay là AGM-84 được đưa vào trang bị từ năm 1979. Hiện nay có nhiều phiên bản với tầm bắn khác nhau, trong đó phiên bản AGM-84F có tầm bắn lên đến 315km.

Phiên bản phóng từ máy bay là AGM-84 được đưa vào trang bị từ năm 1979. Hiện nay có nhiều phiên bản với tầm bắn khác nhau, trong đó phiên bản AGM-84F có tầm bắn lên đến 315km.

Mỗi chiếc P-3C có thể mang đến 4 tên lửa Harpoon ở các giá treo 2 bên cánh và dưới bụng.

Mỗi chiếc P-3C có thể mang đến 4 tên lửa Harpoon ở các giá treo 2 bên cánh và dưới bụng.

Tên lửa Harpoon khi kết hợp cùng các máy bay P-3C sẽ là cặp song sát cực kỳ lợi hại.

Tên lửa Harpoon khi kết hợp cùng các máy bay P-3C sẽ là cặp "song sát" cực kỳ lợi hại.

Hình ảnh tên lửa Harpoon được phóng đi từ máy bay P-3C của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản trong cuộc tập trận vừa qua.

Hình ảnh tên lửa Harpoon được phóng đi từ máy bay P-3C của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản trong cuộc tập trận vừa qua.

 

Máy bay P-3C Nhật Bản phóng tên lửa Harpoon trong tập trận RIMPAC 2014

Xem toàn bộ VIDEO HOT trên SOHA

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại