Ấn Độ quyết tâm đóng tàu chiến và tàu ngầm nội địa

Anh Tuấn |

Theo tạp chí Defense News, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã ra quyết định rằng toàn bộ yêu cầu đóng tàu chiến trong tương lai sẽ được dành cho các xưởng nội địa.

Theo đó, các hợp đồng đóng tàu chiến và tàu ngầm trong vòng 10 năm tới có thể sẽ có giá trị lên đến 50 tỉ USD.

Hải quân Ấn Độ đang thực hiện chính sách hiện đại hóa quân đội bằng tài nguyên trong nước.

Mới đây, chính phủ Ấn Độ đã thông qua chương trình phát triển nội địa vũ khí khí tài hải quân có ngân sách 8 tỉ USD. Chương trình này bao gồm việc đóng 6 tàu ngầm hạt nhân và 7 tàu khu trục.

Ấn Độ quyết tâm đóng tàu chiến bằng công nghệ nội địa

Vào mùa thu năm 2014, Ấn Độ đã chấp thuận một dự án 12 tỉ USD nhằm chế tạo 6 tàu ngầm chiến đấu thông thường.

Theo tạp chí Defense News, dự án này vẫn sẽ cho phép các hãng nước ngoài “tham gia vào giai đoạn thiết kế”. Các tàu ngầm này sẽ phải được đóng tại các xưởng của Ấn Độ.

Theo chỉ thị mới này, các hãng tư nhân của Ấn Độ sẽ là những bên được lợi nhất. Hiện các hãng đóng tàu do chính phủ Ấn Độ quản lý đang tham gia vào những dự án còn dang dở.

Ví dụ, công ty Mazagon Dock Limited hiện đang phải chế tạo 6 tàu ngầm lớp Scorpene chạy bằng diesel.

Quyết định giới hạn các hợp đồng nước ngoài của Ấn Độ được đưa ra sau khi New Delhi gần như đã hủy bỏ yêu cầu chấp nhận các gói thầu phát triển phi cơ chiến đấu đa chức năng hạng trung (MMRCA) của nước ngoài.

Thay vào đó, họ sẽ mua trực tiếp 36 phi cơ Rafale sẵn có của hãng hàng không Dassault.

Các chuyên gia nói rằng quyết định mua trực tiếp phi cơ Rafale của chính phủ Thủ tướng Narendra Modi là một bước lùi lớn đối với ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ.

Lý do là sẽ không có sự chuyển giao công nghệ nước ngoài và sản xuất máy bay trong nước cho các công ty của nước này.

Quyết định đóng các tàu chiến trong nước của Ấn Độ sẽ xoa dịu những phê bình về việc mua Rafale, tuy nhiên Ấn Độ vẫn sẽ cần phải đầu tư vào các công nghệ và vũ khí nước ngoài để trang bị cho tàu chiến của mình.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại