Trong một thế kỷ, máy bay tấn công mặt đất đã tăng khả năng chi viện hỏa lực cho chiến trường lên rất nhiều lần. Tuy rằng có vài cuộc chiến chúng không phát huy hết hiệu quả (như tại Việt Nam), nhưng đa phần đây là phương tiện tạo ra sự khác biệt.
Chiến tranh Ý- Ottoman (1911 - 1912)
Trận oanh kích đầu tiên của máy bay diễn ra vào ngày 1/11/1911, trong cuộc chiến tranh giữa Ý và Đế chế Ottoman.
Giulio Gavotti, viên trung úy người Ý với một túi lựu đạn đã điều khiển chiếc máy bay cánh đơn Etrich Taube phía trên lực lượng Ottoman ở Libya. Ông tấn công 2 mục tiêu: ốc đảo ở Tagiura và doanh trại quân đội Ottoman tại Ain Zara.
Máy bay cánh đơn Etrich Taube
Chuyến bay của Gavotti là một thách thức - ông rút chốt lựu đạn và thả chúng bằng tay trong khi vẫn điều khiển phi cơ. Cuộc tấn công không mang lại hiệu quả khi không gây ra thương vong.
Tuy nhiên Gavotti đã chứng minh rằng máy bay có thể bay ra phía sau chiến tuyến để tấn công quân địch bất ngờ. Điều này khiến quân Ottoman giật mình, ảnh hưởng rất nhiều đến sĩ khí của quân lính.
Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Chiến tranh thế giới thứ nhất chứng kiến bước phát triển đầu tiên của không lực, dẫn đầu bởi nhà sáng tạo Oswald Boelcke. Máy bay bắt đầu được sử dụng để trinh sát và dần trở thành vũ khí cho các cuộc chiến trên không.
Máy bay tấn công Junker J-1
Vào giai đoạn cuối của chiến tranh, tiềm năng cho các máy bay tấn công mặt đất được đánh giá cao. Dẫn đầu là thiết kế Junkers J-1 của Đức. J-1 có thể bay thấp một cách an toàn để thực hiện các phi vụ đột kích, phi công được bảo vệ khỏi đạn nhờ phần bụng bọc thép của máy bay.
J-1 hỗ trợ các chiến dịch tấn công của Đức vào mùa xuân năm 1918, những cuộc trận đánh đã trở thành ngọn lửa bùng phát chiến tranh. J-1 cho thấy rằng máy bay tấn công có thể tàn phá từ tinh thần đến thể xác của những người lính dưới mặt đất.
Nội chiến Tây Ban Nha (1936 - 1939)
Trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, Đức và Ý đã ủng hộ lực lượng cánh hữu Quốc gia trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha.
Điều này nhằm chống lại kẻ thù bằng cách đưa người của mình lên nắm quyền, như cách mà Mỹ sau này làm ở Việt Nam. Đối với người Đức nói riêng, đây cũng là một cơ hội để thử nghiệm thiết bị mới.
Máy bay He-111E của Condor Legion
Không quân hỗ trợ của Đức, bao gồm cả lính mặt đất và trên không hỗn hợp của Condor Legion tỏ ra rất hữu ích cho cánh hữu Quốc gia.
Sau cuộc chiến này, máy bay tấn công mặt đất đã được thiết kế lại hoàn hảo hơn và kết hợp với quan sát phía trước để tạo ra các “cỗ pháo bay” sẽ chứng minh sự quan trọng trong năm 1939.
Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 - 1945)
Không phức tạp, xấu xí và đáng sợ, Junkers Ju-87 Stuka là yếu tố trên không hàng đầu trong việc “tấn công chớp nhoáng” (German Blitzkrieg). Tiếng ồn và sự tàn bạo của nó làm vỡ tan nhuệ khí của bộ binh Ba Lan trong cuộc xâm lược năm 1939.
Chiếm ưu thế trên không đã đưa người Đức đến với chiến thắng đầu tiên của họ ở phía tây. Vào ngày 13/5/1940, Đức triển khai sức mạnh trên không chưa từng thấy, gần 1.500 máy bay oanh tạc các lực lượng Pháp bảo vệ phía tây sông Meuse.
Đến cuối ngày, người Đức đã qua sông và quân Pháp phải rút về. Máy bay tấn công mặt đất như Stuka và Henschel Hs 123 hỗ trợ các lực lượng Đức khi họ băng qua Pháp, gây thiệt hại nặng các đơn vị đồng minh, thậm chí trước khi họ đến được tiền tuyến.
Chỉ đến khi quân Đồng Minh đánh bại người Đức trên mặt đất thì họ mới giành được ưu thế trên không và không bị các máy bay của Đức tấn công nữa. Thống soái Rommel, một trong những chỉ huy huyền thoại của Đức bị thương vào ngày 17/7/1944 bởi cuộc tấn công từ máy bay Spitfire.
Chiến tranh 6 ngày (1967)
Đây là cuộc chiến giành lãnh thổ của Israel và đảm bảo nó như là một sức mạnh quân sự. Chiến thắng đáng kinh ngạc trước Ai Cập, Jordan và Syria nhờ một phần rất lớn vào không lực.
Để tiêu diệt máy bay đối phương ngay trên mặt đất, Israel nhanh chóng áp đặt sự thống trị trên không. An toàn từ các cuộc không kích, không quân của họ ngay lập tức tạo ra sự khác biệt.
Một chiếc máy bay huấn luyện được thay đổi để khiến nó phù hợp hơn với các cuộc tấn công mặt đất, Potez Magister (tên Israel đặt cho máy bay huấn luyện CM.170 Magister của Pháp) chứng tỏ là thứ vũ khí đặc biệt mạnh mẽ, khi nó tiêu diệt hàng đoàn xe quân sự của Ai Cập ở hẻm núi Milta.
Từ cuộc chiến 6 ngày, các quốc gia Ả Rập đã tăng cường các hệ thống phòng không. Nhưng sự tàn phá tuyệt đối bằng sức mạnh không quân vẫn luôn là một biểu tượng sức mạnh của Israel.
Chiến tranh vùng Vịnh (1990 - 1991)
Chiến tranh vùng Vịnh đưa oanh tạc trên không lên màn hình TV. Thế giới được theo dõi trực tiếp liên quân do Mỹ đứng đầu tấn công Iraq từ trên không trước khi lực lượng mặt đất đổ bộ.
Máy bay của Mỹ bay qua các mỏ dầu bị đốt trong Chiến dịch Bão táp sa mạc
Đỉnh điểm là Chiến dịch Bão táp sa mạc, một chiến dịch ném bom 3 giai đoạn vào các hệ thống phòng không, chỉ huy và liên lạc của Iraq và sau đó là các mục tiêu quân sự.
Khi lực lượng vũ trang Iraq gần như thất thủ, máy bay liên quân đã có thể di chuyển vào để hỗ trợ. Các đoàn xe quân sự bị tiêu diệt trên đường đến khu vực chiến đấu. Quân đội Iraq gần như không có cơ hội chống lại ưu thế trên không của liên quân.