Antonov An-225 Mriya
Chiếc máy bay này cất cánh lần đầu tiên vào ngày 21.12.1988, cách đây 26 năm. Antonov An-225 Mriya được tạo ra không phải cho mục đích quân sự, chủ yếu là dùng để chở tàu con thoi Buran của Liên Xô thời đó. Nó được phát triển dựa trên nguyên mẫu của An-124 nhưng được nâng cấp đáng kể, đặc biệt là sử dụng tới 6 động cơ so với 4 của bản An-124.
Antonov An-225 Mriya cũng là máy bay nặng nhất thế giới hiện nay, trọng lượng toàn tải là 640 tấn. Hiện chỉ có duy nhất 1 chiếc An-225 Mriya hoạt động mà thôi.
Antonov An-225 Mriya được đưa vô sách Guinness với 240 kỷ lục.
So sánh chiều dài các máy bay lớn nhất từng được sản xuất
Máy bay lớn nhất thế giới Antonov An-225 Mriya
Bánh đáp chính của AN-225
Airbus A380F
Airbus A380F đứng thứ 2 trong danh sách này. Đây là chiếc máy bay dân dụng lớn nhất thế giới hiện nay với 2 khoang hành khách, tổng cộng 525 chỗ ngồi với rất nhiều tiện nghi hiện đại. A380F thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 23.4.2005.
Người ta gọi đây là "khách sạn bay 5 sao" vì nó là máy bay dân dụng duy nhất trên thế giới có phòng ngủ giường nệm, nhà hàng, quầy bar, phòng spa...
Máy bay A380 có hai tầng, tầng trên phủ toàn bộ chiều dài của thân máy bay, cho phép một khoang cabin rộng rãi, cấu hình tiêu chuẩn với 3 cấp hành khách có thể đạt sức chứa 555 người, tối đa là 853 người nếu chỉ có các hành khách thông thường (economy class).
Chi phí sản xuất của một chiếc A380 khoảng hơn 400 triệu USD.
Khách sạn bay 5 sao
Boeing 747-8
Đứng thứ 3 là Boeing 747-8 với chiều dài lên tới 77m, đây cũng là máy bay dân sự dài nhất thế giới hiện nay (chính xác là 76,4m so với Antonov An-225 dài 84m). Trên một chiếc 747-8 Intercontinental (747-8I, phiên bản chở khách; 747-8F là phiên bản chở hàng hóa) có khoảng 467 chỗ ngồi. Chi phí sản xuất một chiếc 747-8I là từ 293-308 triệu USD.
Boeing 747-8 là mẫu mới nhất của dòng máy bay Boeing 747, được công bố vào ngày 14.11.2005, nhằm cạnh tranh với mẫu A380 của hãng Airbus.
Chính thức công bố vào năm 2005, 747-8 là phiên bản Boeing 747 thế hệ thứ tư, với thân máy bay kéo dài, đôi cánh được thiết kế lại và cải thiện hiệu quả. Phiên bản 747-8 là phiên bản 747 lớn nhất, là máy bay thương mại lớn nhất được sản xuất tại Mỹ, đồng thời là máy bay vận tải hành khách dài nhất thế giới.
Boeing 747-400 ER
Xếp ngay sau 747-8 là một phiên bản khác của dòng Boeing 747, chiếc Boeing 747-400 ER. Đây là dòng máy bay chủ lực của Boeing 747 và cũng là model bán chạy nhất của hãng Mỹ.
Phiên bản mới đang hoạt động của 747, 747-400 là một trong những loại máy bay dân dụng cỡ lớn nhanh nhất đang hoạt động trong các hãng hàng không với tốcđộ đạt Mach 0,85 (567 mph hay 913 km/h), tầm bay liên lục địa là 7.260 hải lý (8.350 dặm hay 13.450 km). Phiên bản chở khách 747-400 có thể chở 416 khách với ba hạng ghế hoặc 524 khách với bố trí cho hai hạng ghế ngồi.
Chi phí sản xuất của 747-400 khoảng 228-260 triệu USD/chiếc.
An-124 Ruslan
Antonov An-124 Ruslan (Tên hiệu NATO: Condor) là loại máy bay lớn nhất từng được sản xuất hàng loạt (trước chiếc Airbus A380). Cho tới khi An-225 Mriya xuất hiện thì nó là chiếc máy bay lớn nhất được chế tạo.
Trong thời kỳ phát triển nó được gọi là An-400 và An-40 ở phương Tây, cất cánh lần đầu năm 1982. Hơn 40 chiếc đang hoạt động (26 phiên bản dân sự và 10 đơn hàng ở thời điểm tháng 8. 2006) tại Nga, Ukraine, UAE và Libya.
Về hình dáng, An-124 tương tự loại C-5 Galaxy của Lockheed, nhưng hơi lớn hơn. An-124 từng được dùng chuyên chở đầu máy xe lửa, thuyền buồm, thân máy bay và nhiều loại hàng hóa quá cỡ khác. An-124 có thể hạ thấp tạo điều kiện thuận lợi cho việc chất hàng. An-124 phiên bản quân sự có thể chở 150 tấn hàng hóa: nó cũng có thể chở 88 người trong một khoang phía trên sau buồng lái. Tuy nhiên, vì khả năng điều áp hạn chế trong thân, nó hiếm khi chở lính dù.
An-124 được sản xuất song song bởi hai nhà máy: công ty Aviastar-SP Nga (Tổ hợp Công nghiệp Hàng không Ulyanovsk trước kia) và Nhà máy Hàng không Kyiv AVIANT, tại Ukraine.
Việc sản xuất hàng loạt đã ngừng lại cùng với sự tan rã của Liên Xô. Năm khung chưa hoàn thành từ thời Xô viết đã được hoàn tất năm 2001, 2002 và 2004. Tuy hiện không có chiếc An-124 nào đang được chế tạo, Nga và Ukraine đã nỗ lực tái sản xuất hàng loạt loại máy bay này năm 2008-2009.