2 loại máy bay ném bom 'khủng' của Không quân Việt Nam

Máy bay ném bom IL-28 và C-130 được coi là 2 loại máy bay ném bom 'khủng' nhất của Không quân Việt Nam tính đến hiện tại…

 

 

Trong biên chế không quân có rất nhiều máy bay hiện đại có khả năng mang bom. Nhưng nếu xét về độ chuyên dụng thì chỉ có hai gương mặt sáng giá là máy bay ném bom IL-28 và C-130 (thu được của Mỹ sau chiến tranh)

Không cần bàn nhiều cũng biết khả năng máy bay ném bom tiêu diệt mục tiêu là một lợi thế không nhỏ trong chiến tranh. Nhất là khi đã biết “sinh lực” của địch đang nằm ở một vị trí rộng lớn thì việc dùng máy bay thả bom sẽ mang lại hiệu quả mà khó có khí tài nào sánh kịp. ( Hình ảnh máy bay ném bom IL-28 của Việt Nam trong giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ)
IL-28 là máy bay ném bom đầu tiên phục vụ trong không quân Xô Viết đầu những năm 1950. Biệt danh Nato đặt là Beagle (chó săn). Đây là cũng là loại máy bay ném bom đầu tiên và duy nhất của không quân ta. Trung Quốc cũng sản xuất loại này với tên Hong H-5. Máy bay có 2 động cơ lớn
IL-28 được thiết kế cuối những năm 40, ban đầu nó định sử dụng động cơ turbojet của Roll-Royce nhưng khi chiến tranh Lạnh bắt đầu thì kế hoạch này phải tạm dừng (Mig-15 cũng dùng động cơ BMW). Thay vào đó là 2 động cơ Klimov VK-1 do Liên Xô thiết kế dựa trên mẫu của Roll-Royce. Cánh không chéo về phía sau tạo lực nâng lớn, nhưng tốc độ không cao 900km/h. Thân máy bay nhìn như điếu xì gà. Phía đuôi có 2 khẩu pháo 23mm
IL-28 về Việt Nam giữa thập niên 60. Nó phục vụ trong trung đoàn vận tải 919. Trước khi có IL-28 không quân ta dùng IL-14 và An-2 làm máy bay ném bom
Cách đây 41 năm, vào lúc 17h07 ngày 9/10/1972, từ sân bay Đa Phúc (Nội Bài), hai máy bay IL- 28 của Không quân Việt Nam được lệnh cất cánh bay sang đất bạn Lào trút bom xuống căn cứ địch ở Bun Loong ( Lào). 2 tổ bay Il-28 đã ném 8 quả bom phá 250 kg/1 quả vào căn cứ địch, 2 máy bay đã quay 4 khẩu pháo 23 ly trút xuống mục tiêu gần 900 viên đạn 23 ly.
Trận oanh kích của hai tổ bay đạt hiệu suất chiến đấu cao, đã phá hủy một phần đường băng, bắn cháy một kho xăng, một kho đạn của địch bị nổ và trên 80 nóc nhà quân địch cũng bị phá hủy.
Tuy nhiên, vì quá cũ kỹ IL-28 đã được cho nghỉ hưu toàn bộ và hầu như không được Không quân Việt Nam sử dụng nữa
Sau giải phóng, quân ta thu được vài chiếc C-130 hoạt động tốt và dùng nó cho cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam. Đặc biệt, với cải tiến của ta thì máy bay C-130 theo phương án thiết kế mới có thể thả loại bom 7 tấn bằng dù.
Trong Chiến dịch Biên giới Tây Nam 1979, biên đội C-130 Việt Nam đã nhiều lần cất cánh oanh tạc mục tiêu quân Khơme đỏ phá hủy nhiều xe tăng, pháo binh, kho tàng, sở chỉ huy địch, góp phần vào chiến thắng của quân đội ta đánh bại quân xâm lược, giúp đỡ nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng.
Trong điều kiện hiện nay, muốn bảo vệ chủ quyền biển đảo, việc sở hữu một chiến máy bay ném bom sẽ mang lại lợi thế không nhỏ.
Tuy nhiên, một số vũ khí mang tính chiến lược giờ dần trở nên lạc hậu được xem là một yêu cầu lớn của thực tế đặt ra.
Quân đội Việt Nam cần hơn khi nào hết những loại máy bay ném bom chiến lược trong công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của mình.

Bài vở và ý kiến đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về email: tientruonghuong@vccorp.vn. Trân trọng!

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại