Sáng ngày 06.12.2017, quân đội Syria, chủ công là lực lượng Tiger, phối hợp với quân tình nguyện tiếp tục tiến công về hướng thị trấn al-Sayyal. Theo các nguồn tin của chính quyền Syria, lực lượng Tiger đã hợp binh với các đơn vị khác gần al-Bukamal.
Trên vùng Beit Jinn gần cao nguyên Golan trên vùng nông thôn miền Nam Syria, quân đội Syria đã giữ được dãy núi Bard'ayyah và giành được cao điểm Shehab. Kiểm soát được địa bàn này, các lực lượng vũ trang Syria triển khai khống chế hỏa lực trên tuyến đường tiếp vận của Hayat Tahrir al-Sham giữa khu vực phía tây và phía đông của vùng Beit Jinn.
Ngày 05.12.2017, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, ông Eric Pahon nói với AFP trong một buổi phỏng vẫn rằng, lực lượng quân đội Mỹ có kế hoạch ở lại Syria do Mỹ "cần" hỗ trợ các đối tác địa phương và đảm bảo rằng những kẻ khủng bố sẽ không trở lại và sẽ không thể tiến hành cuộc tấn công ở nước ngoài.
Theo thống kê chính thức từ Lầu Năm Góc, Mỹ hiện đang duy trì khoảng 2.000 binh lính tại Syria. Lực lượng này tham gia hỗ trợ người Kurd cùng các nhóm Hồi giáo cực đoan “đối lập ôn hòa” “chống” IS và duy ảnh hưởng của Mỹ ở Syria nhằm kéo dài cuộc chiến.
Các chuyên gia Syria nói rõ lý do thực sự duy nhất Mỹ muốn ở lại Syria là nỗ lực đạt được các mục tiêu địa chính trị riêng trong khu vực: chống lại chính quyền Damascus, Iran, Hezbollah và Nga.
Lực lượng Quốc phòng Israeli đã được cảnh báo về nguy cơ một làn sóng bạo lực lớn sẽ diễn ra sau khi chính quyền Trump tuyên bố ý định chuyển Đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem.
Tổng thống Donald Trump đã thông báo quyết định của ông với các lãnh đạo khu vực thông qua điện thoại, điều này làm dấy lên những chỉ trích nặng nề từ khắp nơi trên thế giới. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết tình trạng của Jerusalem là một "lằn ranh đỏ" và Ankara có thể phản ứng bằng cách cắt đứt quan hệ ngoại giao với Israel.
Theo các chuyên gia địa chính trị, quyết định của Mỹ sẽ khiến căng thẳng gia tăng trong khu vực và có thể xảy ra nguy cơ bạo lực.