Tổng thống Putin: Người anh hùng đã giúp Quân đội Nga vùng dậy chói sáng

Tú Anh |

Nhờ những cải thiện về khả năng sẵn sàng chiến đấu, Nga có thể điều động 100.000 quân với trang bị thiết giáp hạng nặng tới một điểm nóng bất kỳ ở châu Âu chỉ trong vòng 30 ngày.

Công nghiệp quốc phòng Nga vươn lên giành lại vị thế

Sau khi Liên Xô sụp đổ, Quân đội Nga rơi vào khủng hoảng và chỉ thực sự hồi phục kể từ khi Tổng thống Vladimir lên nắm quyền điều hành đất nước. Chi tiêu quân sự của Nga đã tăng gần gấp đôi từ năm 2005 đến năm 2018.

Mặc dù phần lớn ngân sách quốc phòng vẫn là điều bí mật nhưng theo nhà nghiên cứu Michael Kofman thuộc Trung tâm Phân tích Hải quân thì chi tiêu quân sự hàng năm của Nga có thể rơi vào khoảng từ 150 - 180 tỷ USD. Con số này cao gấp khoảng 3 lần so với của Anh và gần bằng 4% GDP.

Phần lớn số tiền đó đã được Nga chi cho mua sắm vũ khí. Chuyên gia Julian Cooper của Đại học Birmingham ước tính, trong thập kỷ qua Quân đội Nga đã bổ sung vào biên chế thêm khoảng 600 máy bay mới, 840 trực thăng và 2.300 máy bay không người lái (UAV).

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) ở London công bố ngày 29/9 cho thấy, nếu như năm 2007, 99% các phương tiện thiết giáp của Nga được xếp vào dạng “di sản”, tức đã được đưa vào sử dụng từ cách đó hơn ba thập kỷ, thì ngày nay 27% đã được hiện đại hóa hoàn toàn.

Trong cùng thời gian này, các máy bay chiến đấu của Nga từ chỗ 97% là di sản thì hiện nay đã có tới 71% được hiện đại hóa.

Tổng thống Putin: Người anh hùng đã giúp Quân đội Nga vùng dậy chói sáng - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-35 Không quân Nga. Ảnh: MW

Giấc mơ trở thành hiện thức dưới thời TT Putin

Những khoản đầu tư quan trọng nhất được Nga tập trung cho các dòng tên lửa chính xác như Iskander phóng trên bộ, Kalibr phóng từ biển và Kh-101 phóng từ trên không. Đây đều là những vũ khí có khả năng đặt các mục tiêu trên khắp châu Âu vào tầm ngắm.

“Một thập kỷ trước, ý tưởng cho rằng Hải quân Nga có thể tấn công chính xác các mục tiêu ở Syria từ các tàu chiến neo đậu trên Biển Caspi chỉ là khoa học viễn tưởng”, chuyên gia Dmitry Stefanovich thuộc viện nghiên cứu IMEMO ở Moscow bình luận. “Ngày nay, điều đó đã trở thành hiện thực”.

Nhà nghiên cứu Dima Adamsky thuộc Đại học IDC Herzliya ở Israel cho biết, mặc dù Nga vẫn đứng sau Mỹ và có thể là cả Trung Quốc trong những tham vọng quân sự nhưng nước này đã đạt được “những bước tiến rất lớn”.

Lực lượng Nga không chỉ được trang bị tốt hơn mà còn có nhiều hạm đội hơn. Nhờ những cải thiện về khả năng sẵn sàng chiến đấu, Nga có thể có thể điều động 100.000 quân với trang bị thiết giáp hạng nặng tới một điểm nóng bất kỳ ở châu Âu trong vòng 30 ngày.

Cũng trong khoảng thời gian này, nếu so với Nga thì NATO có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tập hợp một nửa quân số, dù với các lực lượng nhẹ nhàng hơn.

Khoảng 5.000 lính dù Nga được cho là sẽ chỉ cần nhận mệnh lệnh trước hai giờ. Các binh sĩ được đặt trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu thường xuyên và liên tục được thục luyện các bài tập trận lớn.

Gần đây nhất, cuộc tập trận Kavkaz (Caucacus) 2020 vừa kết thúc vào ngày 26/9 có sự tham gia của 80.000 quân nhân.

Các lực lượng vũ trang Nga còn có thêm lợi thế là họ được thục luyện tại các môi trường tác chiến thật. Nga và Trung Quốc có thể đều sở hữu những vũ khí tương đương nhưng xét về mặt chất lượng huấn luyện và kinh nghiệm chiến đấu thì Quân đội Nga luôn được "rèn rũa ngày đêm".

Syria, nơi hơn 63.000 quân nhân Nga từng phục vụ, là chiến trường thử nghiệm lý tưởng cho các cuộc tấn công chính xác, phòng thủ chống lại các "bầy đàn" máy bay không người lái của phiến quân cũng như các phương tiện tác chiến tự động.

Lính Nga phong tỏa căn cứ quân sự của Mỹ ở Syria

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại