Năm 2016, Thủy quân lục chiến Mỹ ghi nhận số vụ tai nạn không gây thiệt hại về người đã tăng lên gấp gần 2 lần so với tỷ lệ trước đó. Sự gia tăng đột ngột này đã buộc quân đội và giới chức Mỹ phải thuê một cố vấn bên ngoài để điều tra nguyên nhân.
"Nghiên cứu sẽ tập trung chủ yếu vào các rủi ro trên mặt đất" - Trung tướng Jon Davis phát biểu trước Tiểu ban sẵn sàng chiến đấu của Ủy ban Quân vụ Hạ viện Mỹ.
Chẳng hạn như khi phi công đang điều khiển chiếc máy bay "chạy taxi" thì gặp nạn hoặc lính thủy đánh bộ ngã khỏi máy bay.
Hiện trường vụ rơi máy bay MV-22 Osprey của Thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ không quân Bellows, gần Kailua, Hawaii vào năm ngoái.
Những vụ tai nạn kiểu này được xếp vào rủi ro loại C và thường hiếm được điều tra đầy đủ, bởi chúng không gây thiệt hại về người và dẫn tới mức độ tổn thất tương đối thấp, khoảng từ 50.000 USD - 500.000 USD.
Tuy nhiên, những sự cố như vậy có thể gây ra tác động nặng nề. Theo thống kê, có khoảng 7,2 chiếc máy bay của thủy quân lục chiến Mỹ không thể hoạt động mỗi ngày do các sự cố loại C.
Điều này còn tác động đáng kể tới khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội Mỹ. Theo ông Davis, chỉ 443 máy bay trong tổng số 1.065 chiếc của Thủy quân lục chiến Mỹ là sẵn sàng bay.
Cắt giảm ngân sách được cho là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn tới tình trạng này. Theo Thiếu tướng Không quân Scott West, ngân sách giảm đã khiến Mỹ chỉ còn một lực lượng không quân nhỏ nhất, già nua nhất và có mức độ sẵn sàng chiến đấu thấp nhất trong lịch sử.